ClockThứ Ba, 13/07/2021 21:52

Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

TTH.VN - UBND tỉnh vừa phê duyệt Đề án “Phát triển ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Theo đó, đến năm 2030, ngành du lịch phấn đấu thu hút khoảng 8 triệu lượt khách du lịch, đóng góp khoảng 15% so với GRDP của tỉnh.

Đưa ca Huế thành sản phẩm dịch vụ văn hóa du lịch đặc sắcPhát động chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốcNắm bắt cơ hội từ những bình chọn uy tínHành vi của kẻ thiếu “tim óc”(?!!)Thái Lan: Dịch bùng phát mạnh, đe doạ mục tiêu mở cửa lại hoàn toàn đất nướcChủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương trao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo 3 sở

Đề án đặt mục tiêu đến năm 2030, ngành du lịch Huế thu hút khoảng 8 triệu lượt khách du lịch (Ảnh minh họa)

Dựa trên tình hình diễn biến của dịch bệnh COVID-19, nếu được khống chế trên toàn cầu, ngành du lịch phục hồi và tăng trưởng trở lại, năm 2025, du lịch Thừa Thiên Huế phấn đấu thu hút khoảng 6 triệu lượt khách du lịch; trong đó, khách quốc tế khoảng 45 - 50%; tổng thu từ du lịch đạt khoảng 13.000 tỷ đồng; GRDP ngành du lịch đóng góp khoảng 14% so với GRDP của tỉnh (92.000 - 95.000 tỷ đồng); thời gian lưu trú bình quân đạt trên 2 ngày; suất chi tiêu bình quân đạt 2,2 triệu đồng/khách. Lao động trong ngành khoảng 80.000 lao động, chiếm 13% của tỉnh

Đến năm 2025, số khách sạn, khu nghỉ dưỡng du lịch đạt chuẩn 5 sao là 10 cơ sở; năm 2030 là khoảng 15 cơ sở; trong đó, sẽ có một số khách sạn có thương hiệu quốc tế. Chậm nhất là vào năm 2025, Khu du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương sẽ là khu du lịch quốc gia đầu tiên của tỉnh được công nhận và năm 2030 sẽ có thêm Khu du lịch quốc gia Thanh Tân.

Đến năm 2030, thu hút khoảng 8 triệu lượt khách du lịch; trong đó khách quốc tế đạt khoảng 50 - 55%; tổng thu từ du lịch đạt khoảng 20.000 tỷ đồng; GRDP ngành du lịch đóng góp khoảng 15% so với GRDP của tỉnh (120.000 - 150.000 tỷ đồng); thời gian lưu trú bình quân đạt trên 2,2 ngày; suất chi tiêu bình quân đạt trên 2,5 triệu đồng/khách. Lao động trong ngành dự kiến thu hút 100.000 lao động, chiếm gần 15% của tỉnh.

Đây là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, phù hợp với yêu cầu, định hướng tại Nghị quyết số 54/NQ-TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tin, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu

Bảo hộ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ pháp lý đắc lực nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm. Khi càng có nhiều sản phẩm được bảo hộ thì danh tiếng, uy tín của sản phẩm vùng, địa phương trong tỉnh càng giá trị hơn. Đặc biệt, sản phẩm địa phương khi được bảo hộ quyền SHTT sẽ thuận lợi hơn khi vào các thị trường lớn.

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu
Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao
Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển

TIN MỚI

Return to top