ClockThứ Năm, 12/01/2012 14:36

Đưa khoa học công nghệ vào cơ sở: Bước đi còn chậm

TTH - Thời gian qua, khoa học công nghệ (KHCN) đã có nhiều đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên câu chuyện chuyển giao, ứng dụng KHCN về cơ sở vẫn còn chậm, chưa có những bứt phá mới.

Dấu ấn ở nông nghiệp, nông thôn

Đầu năm 2010, trong dịp trò chuyện với anh Ngô Văn Đoàn - Cán bộ phòng Kinh tế, thị xã Hương Thủy, anh khoe ở địa phương đã ứng dụng triển khai sản xuất khảo nghiệm một số giống lúa có năng suất và chất lượng nguồn từ phía bắc như: TBR1,TBR45,CB15...nhằm thay thế giống lúa Khang Dân đã thoái hóa. Với diện tích chưa đến 30 ha, những nông dân hưởng ứng tham gia đều mừng vì giống lúa sau khi thu hoạch mang lại hiệu quả rất cao cả về năng suất lẫn chất lượng.
 
Không chỉ nổi tiếng về mô hình sản xuất lúa gạo có chất lượng mà gần đây, Hương Thủy khá ấn tượng khi được các nhà khoa học ở tỉnh chuyển giao, ứng dụng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh bằng bèo tây, rơm rạ, tạo ra nguồn phân bón có giá trị tốt cho cây trồng; đồng thời còn hạn chế lượng bèo phát triển ở các sông hồ và rơm rạ dư thừa đang làm ô nhiễm môi trường nông thôn. Mô hình đã thành công ở Hương Thủy, sau đó đã nhân rộng về Phú Lộc, ra Hương Trà, giúp các địa phương ứng dụng có hiệu quả ở các khu chợ, tại các điểm dân cư nông thôn đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường.
 
 
Trong năm 2011, huyện Phong Điền thành công trong việc xây dựng mô hình ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học sản xuất rau an toàn theo hướng VietGap ở xã Điền Lộc. Huyện còn xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi trồng chế biến nấm dược liệu linh chi và nấm ăn ở xã Phong Mỹ; xây dựng dự án nuôi tôm bằng sinh học ở Phong Hải; đồng thời triển khai xây dựng mô hình trang trại sản xuất lợn 3/4 máu ngoại tại các xã Phong Hòa, Phong Chương... Ở huyện Phú Lộc, bộ mặt vùng đồi núi, ven biển, đầm phá giờ đã khởi sắc nhờ kịp thời chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp.
 
Anh Trần Văn Minh Quân - Phó phòng Công thương Phú Lộc cho hay, năm 2011 huyện đã áp dụng khoa học kỹ thuật sản xuất hơn 160 ha lúa giống các loại, thu gần 250 tấn lúa giống cung ứng 78% lượng giống vụ hè thu và trên 200 tấn chuẩn bị cho vụ đông xuân năm 2011-2012. Ở các xã vùng cát ven biển khu 3 như Vinh Giang, Vinh Mỹ... được đưa vào trồng 65 ha dưa hấu An Tiêm 09, năng suất đạt 25-30 tấn/ha. Hiện tại, Phú Lộc đang ứng dụng thành công dự án nuôi kỳ nhông trên cát ở xã Vinh Hưng; nuôi kỳ đà ở thị trấn Phú Lộc. Đây là những dự án mang tính khả thi cao và cũng xuất phát từ thực tế nhu cầu ở địa phương cần tiếp tục triển khai nhân rộng trong thời gian đến...
 
 
Những “nút thắt” cần khai thông
 
 
Hiện nay, việc chuyển giao, ứng dụng KHCN vẫn còn chậm, phần lớn chỉ ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và chưa có những bứt phá mới trong các lĩnh vực khác. Nhiều hội nghị, hội thảo, giao ban ngành KHCN thường quý của tỉnh đã có nhiều ý kiến đề cập với mong muốn tháo gỡ những khó khăn về những vấn đề trên.
 

Nuôi trai lấy ngọc ở Lộc Bình, Phú Lộc đang cần sự nghiên cứu của các nhà khoa học

Một cán bộ Phòng Công thương huyện Hương Trà cho rằng, hiện chuyện KHCN ứng dụng vào thực tế địa phương còn khá khiêm tốn, hàm lượng KHCN ứng dụng vào các lĩnh vực chưa cao. Nguyên nhân chính là ở các huyện, thành phố, thị xã chưa có phòng và cán bộ chuyên trách về KHCN. Hầu hết cán bộ phụ trách lĩnh vực KHCN đều thuộc Phòng Công thương và làm việc kiêm nhiệm. Theo cán bộ này, năm 2008, Bộ KHCN và Bộ Nội vụ ban hành thông tư về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về KHCN thuộc cấp tỉnh, huyện.
 
Theo đó, ở huyện, thị xã sẽ được bố trí 1-2 cán bộ chuyên trách về KHCN. Bộ phận này có nhiệm vụ phát triển phong trào lao động sáng tạo, phổ biến, lựa chọn các tiến bộ KHCN, các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để áp dụng tại địa phương, tổ chức thực hiện các dịch vụ KHCN trên địa bàn. Đến thời điểm này, ở các địa phương chưa có phòng KHCN và cán bộ chuyên trách đúng nghĩa.
 
 
Anh Trần Văn Minh Quân cũng thừa nhận ý kiến trên. Anh Quân cho rằng, hiện tại chính anh với vai trò một người thuộc biên chế phòng Công thương huyện Phú Lộc nhưng lại phụ trách đến 3 lĩnh vực, đồng thời còn phụ trách thêm lĩnh vực KHCN. Điều này là một trong lý do dẫn đến hạn chế, khó khăn việc nắm bắt thông tin, kết nối KHCN giữa tỉnh và huyện. Theo anh Quân, nhu cầu chuyển giao, ứng dụng các đề tài KHCN cấp cơ sở rất lớn, đặc biệt là các nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương. Tuy nhiên, công việc này hiện chiếm tỷ trọng thấp, ở quy mô hẹp và tập trung ở lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, việc bố trí ngân sách tài chính hàng năm hạn chế nên ít quan tâm đến hoạt động này.
 
 
Theo đại diện lãnh đạo Sở KHCN, trọng tâm của hoạt động KHCN cấp huyện thời gian tới là cần nghiên cứu ứng dụng KHCN nhằm đổi mới quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, gắn với xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Bên cạnh đó, cần tăng cường đầu tư kinh phí cho ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, đưa các tiến bộ kỹ thuật đến được với người dân. Ngoài ra, đề nghị UBND tỉnh quan tâm đến việc biên chế cán bộ chuyên trách KHCN về huyện, thị xã đúng người, đúng việc không chồng chéo, để chính họ là những chiếc cầu nối chuyển giao các tiến bộ KHCN về cơ sở...
 

Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Trung tâm Khoa học & Công nghệ của cả nước

Chiều 9/5, tại hội trường Tỉnh ủy, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đã quán triệt, định hướng phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 và xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Trung tâm khoa học và công nghệ (KH & CN) của cả nước đến toàn thế cán bộ, viên chức, người lao động ngành KH & CN của tỉnh.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Trung tâm Khoa học  Công nghệ của cả nước
Lan tỏa văn hóa tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong giáo dục

Ngày 26/4, Cục Sở hữu Trí tuệ (SHTT), Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Tập đoàn Giáo dục EQuest và Trường đại học Phú Xuân tổ chức lễ chào mừng Ngày SHTT thế giới với chủ đề “SHTT và các mục tiêu phát triển bền vững: Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo”. Tham dự sự kiện có ông Lưu Hoàng Long, Cục trưởng Cục SHTT. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Sự kiện còn thu hút gần 60 đại biểu quốc tế.

Lan tỏa văn hóa tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong giáo dục

TIN MỚI

Return to top