Thế giới

Đức: Cần trên 80% dân số dùng app cảnh báo để phát huy hiệu quả phòng chống dịch

ClockChủ Nhật, 23/08/2020 15:03
TTH.VN - Viện Robert Koch (RKI) – cơ quan y tế công của Đức thông tin nước này ghi nhận 782 ca nhiễm mới vào ngày 23/8, nâng tổng số ca dương tính với COVID-19 của Đức lên thành 232.864 trường hợp.

Chạy đua điều chế vaccine COVID-19: 165 loại vaccine đang được nghiên cứuWHO hy vọng đại dịch COVID-19 sẽ kéo dài không quá 2 nămMới tháng 8, thế giới đã dùng hết nguồn tài nguyên cho cả năm 2020ADB: Cần quản lý chặt chẽ hơn các rủi ro sức khỏe và thảm họa nước sau COVID-19Cập nhật Covid-19: Hơn 22,8 triệu ca mắc, 795.710 ca tử vong trên toàn cầu

Con số này cho thấy sự sụt giảm đáng chú ý so với hơn 2.000 ca nhiễm xác nhận trước đó chỉ một ngày.

Các nước đang căng mình chống dịch COVID-19 lây lan. Ảnh minh họa: Vietnamnet/ Báo Lào Cai

Cũng trong tuyên bố của cơ quan, viện RKI cho biết thêm rằng hiện số người cài đặt và sử dụng ứng dụng theo dõi tình hình dịch COVID-19 vẫn không đủ để đảm bảo hiệu quả cảnh báo và phòng chống dịch. Cụ thể, kể từ khi ra mắt hồi tháng 6 vừa qua, ứng dụng “Corona-Warn-App” đã có hơn 17 triệu lượt download. Nhưng Gert Wagner – thành viên của Hội đồng Cố vấn về những vấn đề liên quan đến người tiêu dùng của Đức nhấn mạnh rằng số lượt tải cần phải nhiều gấp đôi để quốc gia này chuẩn bị tốt và sẵn sàng đối phó với đợt dịch thứ hai.

Nhất trí về quan điểm này, Veronika Grimm – thành viên Hội đồng chuyên gia kinh tế Đức cũng cho rằng các ứng dụng theo dõi tình hình dịch bệnh chỉ hứa hẹn hiệu quả nếu 80% dân số có sử dụng chúng.

Trong một thông tin có liên quan, tính đến 14h06' ngày 23/8 theo giờ Việt Nam, thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 23 triệu ca nhiễm COVID-19. Trong đó có 808.717 ca tử vong và hơn 15 triệu người đã khỏi bệnh. Tình hình dịch bệnh ở các quốc gia cũng đang diễn biến khá phức tạp. Đơn cử ở một số quốc gia như Pháp, Bộ trưởng Y tế nước này là ông Olivier Veran trả lời báo giới nhận định Pháp đang đứng trước rủi ro, nhất là khi chủng COVID-19 mới lây lan ở những người trẻ dưới 40 tuổi nhanh gấp 4 lần so với những người trên 65 tuổi. Sự lây chéo giữa các nhóm dân số - những người trẻ từ 2 - 40 tuổi và những người lớn hơn đang diễn ra. Những bữa tiệc vẫn được tổ chức bất chấp quy định hiện là nguồn cơn của sự lây lan, trái với các “ổ lây bệnh” trước đó xảy ra chủ yếu ở nơi làm việc.

Trong khi đó, Ấn Độ ngày 23/8 ghi nhận thêm 10.339 trường hợp nhiễm mới, đưa tổng số ca nhiễm COVID-19 của nước này chạm mốc 3 triệu trường hợp. Đây là quốc gia có nhiều người nhiễm virus mới nhất do căn bệnh này lây lan ở các vùng nông thôn nghèo khó ở phía Bắc và lây lan cho lớp người cao tuổi tập trung đông ở khu vực phía Nam.

Tại Hàn Quốc, đất nước này đã 3 ngày liên tiếp ghi nhận số ca nhiễm mới trên 300 ca. Tuy đã hạn chế tối đa việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt để tránh tác động đến kinh tế, nhưng chính phủ vẫn đưa ra lệnh cấm tụ tập đông người, cấm khán giả tham dự các sự kiện thể thao, âm nhạc và đóng cửa các điểm ăn uống về đêm, tụ tập tại bãi biển, nghi lễ ở nhà thờ.

Đan Lê (Lược dịch từ Dw, Worldmeters & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

Trong một động thái lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine 5 trong 1 mới “mang tính cách mạng” chống viêm màng não, nhằm bảo vệ con người, chống lại 5 chủng vi khuẩn não mô cầu chính là A, C, W, Y và X.

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não
Phẫu thuật tim miễn phí cho 13 trẻ em Gia Lai

Chiều 28/3, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế tiến hành phẫu thuật cho nhóm bệnh nhi Gia Lai. Đây là các trường hợp được Quỹ Friedens Kinder (Đức) tài trợ chi phí mổ.

Phẫu thuật tim miễn phí cho 13 trẻ em Gia Lai
Return to top