ClockThứ Tư, 30/01/2013 05:06

Loay hoay tìm sinh kế

TTH - Một khi người dân chưa có nụ cười thực sự, chưa mở lòng làm du lịch thì việc tìm sinh kế gắn với bảo tồn làng cổ Phước Tích vẫn rất khó - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông, nguyên Phân Viện trưởng-Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế trăn trở.

Một dự án tâm huyết

Lần đầu tiên, một trong số hàng chục ngôi nhà cổ tại Phước Tích (Phong Hòa - Phong Điền) đã được trùng tu từ chương trình hợp tác giữa Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam và Viện di sản Wallonie (Bỉ).
 
 

Ngôi nhà cổ đầu tiên của Phước Tích được trùng tu từ dự án hỗ trợ của Bỉ năm 2012

 
 
Đó là ngôi nhà của gia đình ông Trương Duy Thanh, được xây dựng cách đây khoảng 200 năm với kết cấu gỗ, mái lợp ngói liệt. Hoàn thành cuối năm 2012, công trình đã trả lại dáng vẻ tinh tươm cho ngôi nhà sau thời gian dài xuống cấp. 
 
Bà Anne-Francoise Cannella, điều phối viên dự án cho biết: “Chúng tôi quyết định chọn Phước Tích để triển khai dự án sau khi đã khảo sát nhiều nơi. Đây qủa là ngôi làng cổ đẹp nhất của Việt Nam hy hữu còn sót lại”.
 
Lo lắng cho sự mai một của ngôi làng thuần Việt trong tiến trình đô thị hóa, một dự án thí điểm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa làng tại Phước Tích đã được phía Bỉ âm thầm phối hợp triển khai gần 5 năm nay. Với đội ngũ các chuyên gia hàng đầu về du lịch, gốm cổ, dự án bước đầu đầu đã tiến hành chuyên khảo về làng; phục hồi quy trình làm gốm và bảo tồn kiến trúc gỗ. Riêng kinh phí phục hồi ngôi nhà cổ đầu tiên khoảng 700 triệu đồng.
 
Ông Nguyễn Hữu Thông, nguyên Phân viện Trưởng Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế cho rằng, đây là chương trình hợp tác tập trung nhiều trăn trở, công sức và tâm huyết. Đặc biệt, quá trình trùng tu ngôi nhà cổ đã mất 5 năm, kể từ khi khởi động. “Khi Phước Tích được chọn, chúng tôi đã khấp khởi mừng. Nhưng thực tế triển khai lại không đơn giản. Dự án đã gặp không ít khó khăn từ thủ tục, từ sự bắt bay giữa các bên, kể cả thời gian để làm quen và hiểu nhau” - Ông Thông chia sẻ. Điều đó cho thấy những khó khăn thực sự, không chỉ là vấn đề kinh phí, đối với việc tiếp tục bảo tồn vốn kiến trúc cổ cho làng di sản Phước Tích.
 
Các chuyên gia Bỉ lo ngại, với tốc độ đô thị hóa nông thôn như hiện nay, nếu không sớm có các giải pháp kịp thời, việc giữ gìn di sản làng cổ sẽ có nhiều thách thức, đặc biệt đối với quần thể kiến trúc gỗ, gồm hàng chục ngôi nhà cổ tại đây phần lớn đang xuống cấp, hư hỏng nặng.
 
Chưa tìm được mô hình
 
Ngoài nghề gốm cổ, kiến trúc gỗ là di sản quý của Phước Tích, với 34 ngôi nhà, trong đó có 12 nhà thờ họ và 22 nhà ở của người dân.
 
Rút kinh nghiệm từ dự án đang được Bỉ hỗ trợ triển khai, ông Nguyễn Hữu Thông cho rằng, muốn bảo tồn nhanh hơn và bền vững hơn hệ thống kiến trúc gỗ này, nhất thiết phải hình thành một ê kíp thợ, một cơ sở sửa chữa tại chỗ dù dây là công việc không đơn giản. Nhưng quan trọng hơn, cùng với trùng tu nhà cổ, phải làm sao tạo được sinh kế bền vững cho người dân gắn với những ngôi nhà cổ ấy. “Chắc chắn việc bảo tồn, phát huy di sản làng cổ Phước Tích sẽ được tiếp tục nhưng tiếp tục như thế nào, theo mô hình nào?”-Ông Thông trăn trở.
 
Sau gần chục năm được công nhận làng di sản Việt Nam, đến nay, một số dự án trong nước, Quốc tế đã được triển khai tại Phước Tích với mục đích bảo tồn làng cổ gắn với du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt là bài toán sinh kế cho người dân làng cổ đến nay vẫn chưa sáng tỏ.
 
Cũng theo ông Thông, một rào cản lớn để phát triển ở Phước Tích là người dân không muốn thay đổi, xới xáo cuộc sống đã ổn định. Là xung đột giữa người già và người trẻ. Là sự khó mở lòng trong kinh doanh… “Một khi người dân chưa có nụ cười thực sự, chưa mở lòng làm du lịch; một khi chưa có sự bắt tay chặt chẽ giữa các bên; một khi người dân chưa có thu nhập cụ thể từ du lịch thì việc tìm sinh kế gắn với bảo tồn làng cổ vẫn rất khó”-Ông Thông khẳng định.
 
Nhưng thu nhập trong du lịch lại không thể là thứ có ngay như trồng khoai, trồng lúa mà cần thời gian chờ lan tỏa. Nên nếu chỉ thấy được cái lợi trước mắt thì làng di sản Phước Tích lại chỉ loanh quanh với những dự án. Để rồi khi những dự án “mồi” này kết thúc, lò gốm cổ, vốn là linh hồn của làng di sản, lại nguội lạnh…
 
Ông Trần Đình Hằng, Phó Phân viện trưởng-Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế tiết lộ: Phía Việt Nam đang thảo luận với chuyên gia Bỉ, đề xuất các hoạt động gắn với ngôi nhà cổ đầu tiên tại làng vừa trùng tu, tôn tạo. Nhưng, một hướng đi bền vững cho làng di sản Phước Tích có lẽ không chỉ trông chờ vào những dự án rất tâm huyết nhưng còn lẻ tẻ ấy.
Kim Oanh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024

Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang Trung Quốc (Zhejiang Wu Opera Research Centre) sẽ dàn dựng và biểu diễn một số tiết mục nổi bật giới thiệu sự quyến rũ và tinh hoa của nghệ thuật Vụ kịch Chiết Giang và Hí Kịch truyền thống Trung Quốc.

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh
Núi Bân & lễ hội Quang Trung tại Huế

Cùng với Hà Nội và Bình Định, Huế tự hào có khu tưởng niệm và lễ hội Quang Trung gắn với sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, xuất quân ra Bắc Hà, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Núi Bân  lễ hội Quang Trung tại Huế
Return to top