ClockThứ Tư, 28/11/2018 12:30

Nhiều tiện ích từ ứng dụng du lịch trên điện thoại thông minh

TTH - Ngành du lịch đang chuẩn bị ra mắt ứng dụng du lịch trên điện thoại thông minh (aap) nhằm giúp du khách tìm hiểu thông tin và tiếp cận điểm đến một cách dễ dàng nhất.

Sáng tạo sản phẩm, tour tuyến mớiKết nối lữ hành và lưu trúHợp tác quốc tế, nâng chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Thay vì phải tra cứu bằng sách, du khách có thể sử dụng điện thoại tra cứu thông tin từ ứng dụng

Tiện ích

Hiện nay, nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã xây dựng và đưa vào sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh. Đánh giá từ các địa phương, hiệu quả mang lại của ứng dụng rất cao, nhận được đánh giá tích cực từ phía người dùng, nhất là du khách. Đối với Huế, trước đây, đã có một số ứng dụng liên quan đến du lịch, như Festival Huế, Hueinfo. Tuy nhiên, các ứng dụng này chưa đi sâu vào phục vụ khách du lịch. Do đó, ứng dụng VisitHue dự kiến sẽ được ra mắt vào tháng 12/2018 với hy vọng làm hài lòng du khách hơn.

Ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch cho biết, ngành du lịch đang trong quá trình triển khai hệ sinh thái du lịch thông minh; trong đó, phát triển ứng dụng trên điện thoại thông minh được xem là giải pháp hàng đầu. Trong khi đó, dù du khách rất dễ tìm kiếm về điểm đến nhưng lại thiếu thông tin chính thống, hoặc khó tìm kiếm khi đã bắt đầu hành trình tour. Với ứng dụng sắp ra mắt, tất cả sản phẩm, dịch vụ, tour tuyến… của du lịch Huế đều có, chính xác và tin cậy nhất ở mọi lúc, mọi nơi. Điều này càng phù hợp khi hầu hết du khách đều sử dụng điện thoại thông minh.

Ứng dụng giúp cập nhật và tiếp cận thông tin dễ dàng, sẽ có rất nhiều tiện ích hỗ trợ người sử dụng, như định hướng vị trí để cung cấp các dịch vụ, tìm kiếm các điểm đến xung quanh, thông báo các hoạt động, sự kiện đang và sẽ diễn ra, tư vấn tour tham quan theo chương trình cài đặt trước, cung cấp nhiều thông tin nội dung cho việc tìm kiếm hiểu nét văn hóa đặc trưng của Huế; ghi nhận phản hồi, chia sẻ của khách.

Ứng dụng còn giúp du khách lên kế hoạch cho chuyến đi của mình, ngày khởi hành, lịch trình và chi phí. Điều này, giúp du khách thuận lợi khám phá, trải nghiệm khi đến Huế.

Cũng theo Sở Du lịch, trên ứng dụng, có một chuyên mục để tuyên truyền quy tắc ứng xử trong du lịch. Để người dùng có ứng xử tốt hơn về điểm đến. Trên đó cũng cung cấp đường dây nóng và điện thoại hỗ trợ về thông tin, giúp du khách phản ánh những sự việc liên quan.

Ứng dụng tư vấn cho người dùng những tour độc đáo

Ba bên đều có lợi

Theo đánh giá của Sở Du lịch, sử dụng ứng dụng không chỉ thể hiện sự làm chủ công nghệ 4.0 vào hoạt động du lịch, mà hướng đến xây dựng ngành du lịch chất lượng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Từ những hiệu quả mang lại, không chỉ giúp du khách đi du lịch thuận lợi mà cả cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp đều được hưởng lợi.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch phân tích, trước tiên là về phía du khách, chủ thể của du lịch. Nếu khách có nhu cầu đến Huế, có thể tải ứng dụng về và tra cứu, sẽ có đầy đủ thông tin về điểm đến. Du khách cũng có thể tự tạo lịch trình tour, sử dụng những dịch vụ theo sở thích. Khi đến Huế, trong hành trình khám phá, trải nghiệm, du khách sẽ được hỗ trợ tối đa bởi ứng dụng, như cách di chuyển, địa điểm ăn uống, giải trí...

Kết thúc chuyến đi, du khách sẽ có một nhật ký hành trình được sắp xếp, lưu lại một cách khoa học và thông minh, giữ lại những khoảnh khắc đẹp để giới thiệu cho bạn bè, người thân hoặc chính mình có kế hoạch quay trở lại Huế trong tương lai.

Đối với các doanh nghiệp, cơ hội giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách thuận lợi hơn, giúp tăng hiệu quả kinh doanh, nâng cao thu nhập lao động. Từ những phản hồi của du khách, doanh nghiệp có những điều chỉnh để phù hợp và làm hài lòng khách hơn. Ngoài ra, có thể liên kết với các doanh nghiệp khác để tạo ra chuỗi cung ứng dịch vụ khép kín, từ vận tải, lưu trú, ăn uống cho đến mua sắm.

Lãnh đạo Sở Du lịch đánh giá, với ứng dụng, ngành sẽ quản lý hoạt động du lịch một cách thông minh và hiệu quả. Từ số lượng khách sử dụng ứng dụng và phản hồi, giúp ngành quản lý được tài nguyên du lịch, khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; theo dõi liên tục các hoạt động lễ hội, sự kiện trong tỉnh hiệu quả hơn. Chẳng hạn như tại di tích nào đó, có tình trạng phá hoại thì dễ phát hiện hơn từ phản hồi của du khách.

Từ những phản hồi, chia sẻ của du khách, ngành du lịch sẽ biết cụ thể hơn về bức tranh của du lịch Huế, chất lượng dịch vụ, tour tuyến, điểm đến... để có những dự báo về xu hướng phát triển, thay đổi cách làm và đầu tư vào du lịch hiệu quả hơn, đúng nơi, đúng thời điểm.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, bằng giai đoạn “hoàng kim” năm 2019. Thừa Thiên Huế là một trong địa phương có thế mạnh về du lịch. Để góp phần đưa du lịch Việt Nam tăng tốc trên “đường đua”, du lịch Cố đô cần tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhất là hợp tác thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và các nước.

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều
Doanh nghiệp du lịch 'khóa sổ' tour đi Điện Biên

Theo đại diện các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đi du lịch Điện Biên trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 nhân kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đang tăng cao và các đường tour du lịch đến Điện Biên hiện đã kín chỗ. Vì vậy, hầu hết các công ty du lịch đã có thông báo ngưng nhận khách.

Doanh nghiệp du lịch khóa sổ tour đi Điện Biên

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top