ClockChủ Nhật, 17/12/2017 14:56

Đường huyết cao trong thai kỳ tăng nguy cơ khuyết tật tim bẩm sinh

TTH.VN - Một nghiên cứu vừa qua của một nhóm nghiên cứu cao cấp thuộc Đại học Y Khoa Stanford, Hoa Kỳ khẳng định lượng đường cao trong máu sản phụ trong giai đoạn đầu của thai kỳ làm tăng nguy cơ bị bệnh tim bẩm sinh cho đứa con sắp chào đời của họ.

Bổ sung vitamin giúp giảm tỷ lệ sẩy thai và dị tật bẩm sinhNghiên cứu mới: Mẹ sốt khi mang thai làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ

Tăng đường huyết trong thai kỳ dẫn đến nguy cơ về các khuyết tật tim bẩm sinh ở trẻ. Ảnh: shutterstock

"Chúng tôi phát hiện ra rằng ở những phụ nữ bị tiểu đường khi mang thai, chúng tôi có thể đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh của trẻ sắp sinh bằng cách xem xét các thông số về lượng đường trong máu trong ba tháng đầu của thai kỳ", James Priest, một thành viên chủ chốt của nhóm nghiên cứu cho biết.

Nhóm nghiên cứu đã điều tra và phân tích các hồ sơ bệnh án từ 19.107 cặp mẹ và con của họ sinh ra trong năm 2009 và 2015. Tài liệu nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Nhi khoa Hoa Kỳ, bao gồm chi tiết về việc chăm sóc tiền sản của bà mẹ, như kết quả xét nghiệm máu và tất cả các chẩn đoán tim được thực hiện cho trẻ trong thời gian mang thai hoặc sau khi sinh.

Đối tượng của nghiên cứu không bao gồm những trẻ em có các bệnh di truyền nhất định, sinh đôi trở lên hay có mẹ có các chỉ số cơ thể quá thấp hoặc quá cao. Trong số các trẻ sơ sinh được nghiên cứu, 811 trẻ được chẩn đoán bị bệnh tim bẩm sinh, còn lại 18.296 trẻ thì không.

Sau khi loại trừ những phụ nữ bị tiểu đường trước khi mang thai hoặc trong quá trình mang thai, kết quả phân tích cho thấy nguy cơ sinh con có khuyết tật tim bẩm sinh tăng lên 8% cho mỗi 10 miligam trên mỗi đề-xi-lít đường trong máu của các sản phụ.

Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục theo dõi một nhóm số lượng lớn phụ nữ trong giai đoạn mang thai để xem liệu kết quả nghiên cứu trên có được khẳng định hay không. Nếu các nhà nghiên cứu nhìn thấy mối quan hệ tương tự, thì ta có thể kết luận cần thiết phải tiến hành đo lượng đường trong máu sớm trong thời kỳ mang thai ở tất cả phụ nữ mang thai để giúp xác định những người có nguy cơ sinh con bị các khuyế tật về tim cao hơn.

Priest cho biết thêm: "Chúng tôi có thể sử dụng thông tin về lượng đường trong máu để khuyến cáo một số sản phụ cần tiến hành việc sàng lọc tim thai".

Bác sĩ này cũng rằng công nghệ chẩn đoán hình ảnh hiện đại cho phép chẩn đoán một cách chi tiết và chính xác các khuyết tật tim bẩm sinh ở trẻ trước khi sinh. "Biết được các khuyết tật sớm sẽ giúp giảm nhẹ hậu quảbởi các bà mẹ có thể nhận được các chế độ chăm sóc đặc biệt nhằm tăng cơ hội khỏe mạnh hơn cho trẻ sau khi sinh."

Công trình nghiên cứu là một hoạt động thuộc dự án Precision Health của Đại học Y khoa Stanford với mục tiêu là dự báo và ngăn ngừa bệnh tật ở người khỏe mạnh và chẩn đoán chính xác cũng như điều trị hiệu quả cho người mắc bệnh.

Thế Vĩnh (lược dịch từ Stanford Med)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ

Chiều 18/1, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 và hội thảo "2 năm thực hiện chương trình hành động của UBND tỉnh về xây dựng Trung tâm KHCN, kết quả và giải pháp". Tham dự có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Phạm Thị Minh Huệ, UVTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn...

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ

TIN MỚI

Return to top