Thế giới

EU ủng hộ tiêm vaccine COVID-19 tăng cường mũi 2 cho người trên 60 tuổi

ClockThứ Tư, 13/07/2022 14:52
TTH.VN - Vừa qua, các cơ quan y tế và dược phẩm của Liên minh châu Âu (EU) khuyến cáo nên tiêm chủng liều vaccine COVID-19 tăng cường thứ hai cho tất cả những người trên 60 tuổi, cũng như những người dễ bị tổn thương trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 và số ca nhập viện gây nên bởi đại dịch tăng cao trên khắp châu Âu.

Ấn Độ cấp phép tiêm kết hợp vaccine COVID-19 làm mũi tăng cườngCác nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tếNhiều biến thể phụ của Omicron có đồng nghĩa virus đang ngày càng đột biến?EMA phê duyệt sử dụng vaccine của Pfizer để tiêm mũi tăng cườngẤn Độ mở rộng tiêm mũi tăng cường, giá vaccine được cắt giảm

EU ủng hộ tiêm vaccine COVID-19 tăng cường mũi 2 cho người trên 60 tuổi. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Mặc dù các loại vaccine COVID-19 hiện có vẫn tiếp tục bảo vệ tốt mọi người khỏi nguy cơ nhập viện và tử vong, song hiệu quả của vaccine đã giảm sút khi virus ngày càng biến đổi.

Trước đó, vào hồi tháng 4, các cơ quan y tế của Liên minh châu Âu (EU) đã khuyến nghị chỉ tiêm nhắc lại mũi thứ hai cho những người trên 80 tuổi và những người dễ bị tổn thương nhất.

Do đó, khuyến nghị mới được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho các quyết định quốc gia về đẩy nhanh các chiến dịch tiêm chủng, vốn gần như đã bị dừng lại trong những tháng gần đây.

Andrea Ammon, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ về số trường hợp nhiễm COVID-19 ngày càng tăng và xu hướng của số ca nhập viện, số ca cần chăm sóc đặc biệt cũng tăng ở một số quốc gia, chủ yếu là do biến thể phụ BA.5 của Omicron. Điều này báo hiệu sự khởi đầu của một đợt dịch COVID-19 mới có thể lây lan rộng khắp Liên minh châu Âu. Chính vì vậy, việc tiêm chủng mũi vaccine COVID-19 tăng cường thứ hai cho những người trên 60 tuổi và những người dễ bị tổn thương có thể ngăn chặn sự gia tăng về số ca nhập viện, cũng như tử vong.

Những nhà sản xuất vaccine, đơn cử như Moderna Inc và các đối tác là Pfizer và BioNTech đã và đang tiến hành thử nghiệm các phiên bản vaccine COVID-19 được điều chỉnh để đối phó với biến thể BA.1 của Omicron.

Tuy nhiên, mặc dù họ đã nhận định rằng những loại vaccine này vẫn tạo nên hàng rào miễn dịch tốt trước biến thể BA.1, cũng như nhiều biến thể khác, song tác dụng đã giảm đi trước biến thể phụ BA.4 và BA.5.

Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) vừa tiến hành xem xét lại tác dụng của hai dòng vaccine được hiện chỉnh theo biến thể, dự kiến sẽ có vaccine thế hệ tiếp theo được thông qua vào tháng 9 tới.

Giám đốc điều hành EMA Emir Cooke khẳng định: “Trong thời gian chờ đợi, điều quan trọng là phải sử dụng các loại vaccine được thông qua hiện nay như các liều vaccine tăng cường cho những người dễ bị tổn thương nhất”.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Return to top