ClockThứ Hai, 11/12/2023 20:57

Kết nối doanh nghiệp vào đào tạo lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ

TTH.VN - Chiều 11/12, Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế tổ chức hội nghị kết nối doanh nghiệp và ra mắt quỹ học bổng “Tiếp sức tài năng HUET”. Hội nghị có sự tham dự của gần 40 doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Thừa Thiên Huế có 3 đề tài, công trình ghi danh Sách vàng Sáng tạo Việt Nam 2023Di sản liên văn hoá qua các công trình văn học nghệ thuật đầu thế kỷ 20Tiềm năng, thách thức ngành ô tô điện trong thực tiễn và đào tạo Ông Nhật cần đến luật sư để tìm hướng giải quyết dứt điểmChuyển đổi số trong đào tạo nghềThái Y viện triều Nguyễn: Lịch sử và triển vọng phát triển

 Ký kết hợp tác trong đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực giữa Khoa Kỹ thuật và Công nghệ với các doanh nghiệp

PGS.TS Nguyễn Quang Lịch, Khoa trưởng Khoa Kỹ thuật và Công nghệ cho biết, hợp tác với các doanh nghiệp trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ có vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển. Đến nay, khoa đã ký kết hợp tác với hơn 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Khoa cũng tập trung đào tào theo mô hình 4-4-2, tức là 40% thời gian sinh viên học tại nhà trường; 40% thời gian học tập tại doanh nghiệp theo mô “hình học theo dự án” hay gọi Learning Base Project và 20% là thời gian đào tạo các kỹ năng.

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của nguồn nhân lực toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các đại biểu cho rằng, hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo sinh viên cần phải thúc đẩy hơn nữa để cung nguồn nhân lực ngày càng chất lượng; đồng thời, đề xuất nhiều giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo trong nhà trường và thực tế hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Ông Trần Sĩ Chương, chuyên gia kinh tế, cố vấn Khoa Kỹ thuật và Công nghệ chia sẻ, việc hợp tác cần xuất phát từ hai phía. Doanh nghiệp muốn có nhân lực tốt, nhân lực chất lượng cao, nhà trường thì muốn có được nguồn tuyển sinh tốt và cơ sở vật chất, chương trình đào tạo đáp ứng xã hội. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một khoảng cách nhất định khi hai bên, chưa tìm đến nhau một cách chủ động. Do đó cần phải cố sự “bắt tay”, đặt hàng cho nhau về đào tạo và cung ứng nhân lực.

Nhằm tăng khả năng đào tạo, nâng chất lượng các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, đóng góp vào sự phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung nói riêng, của Việt Nam nói chung, dịp này, Khoa Kỹ thuật và Công nghệ đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp, như Công ty Viettel Thừa Thiên Huế, Công ty TNHH Phần mềm Quốc tế 3S Huế, Công ty Phát triển phần mềm Xây dựng Aureole…

Khoa Kỹ thuật và Công nghệ cũng đã tổ chức ra mắt quỹ học bổng “Tiếp sức Tài năng HUET” và trao tặng học bổng cho hơn 20 sinh viên đạt thành tích xuất sắc, với tổng trị giá hơn 100 triệu đồng.

Tin, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp (DN) muốn tham gia sâu vào thị trường quốc tế phải có tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon được hiểu là chứng nhận để giao dịch thương mại và đổi quyền được phát thải khí nhà kính.

Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp

TIN MỚI

Return to top