ClockThứ Tư, 15/05/2019 13:30

Nam Đông, top đầu quốc gia về số trường đạt chuẩn

TTH - Nhìn ra điểm yếu và quyết tâm thay đổi là "bí quyết" để giáo dục huyện miền núi Nam Đông trở điểm sáng về phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia không chỉ của tỉnh mà của toàn quốc.

Chúng tôi đến Trường Dân tộc Nội trú Nam Đông vào cuối tiết hai, xanh mát và yên ắng. Những dãy hành lang sạch sẽ, trước phòng máy mấy đôi dép để gọn gàng... tất cả tạo ra một không gian sư phạm lý tưởng theo mô hình xanh-sạch-đẹp. Tiếng chuông báo hết tiết vang lên, từ các phòng học các cô bé cậu bé với rực rỡ sắc màu trang phục dân tộc tỏa ra sân. Vang trong không gian xanh là một bản nhạc vui tạo nên những vòng tròn xinh xinh trên sân trường để bắt đầu giờ thể dục... Nếu không phải là những bộ váy áo đặc thù vùng cao, sẽ không nghĩ đây là một trường dành cho học sinh người dân tộc ít người...

Tại thư viện Trường TH Thượng Nhật

Quan tâm học sinh dân tộc thiểu số

“Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) học sinh (HS) dân tộc thiểu số” là mục tiêu sớm được huyện xem như tiền đề xoay chuyển vùng đất. Sau thành công của đề án giai đoạn 1, huyện triển khai giai đoạn 2 (2017-2021) và đạt được một số thành quả đưa Nam Đông trở thành huyện có tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia top đầu Việt Nam.

Thầy Lại Quốc Trình, Trưởng phòng GD&ĐT Nam Đông cho rằng: Cái khó trong mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục ở HS dân tộc thiểu số là do hộ nghèo, cận nghèo nhiều và nhiều phụ huynh cho rằng không cần học chữ. Hội khuyến học, phong trào xây dựng xã hội học tập, gia đình học tập hiệu quả hoạt động thấp. Một bộ phận HS không ham học, thiếu thói quen tự học, hay bỏ học giữa chừng…Và, chúng tôi đã tập trung gỡ...

Nâng chuyên môn, hoàn thiện cơ sở vật chất

Trước những khó khăn có tính lưu cữu đó, Phòng GD&ĐT Nam Đông chỉ đạo các trường có giải pháp huy động HS ra lớp đi đôi các giải pháp phù hợp hạn chế tình trạng bỏ học giữa chừng. Phối hợp các hội ngành hỗ trợ trực tiếp cho từng HS khó khăn, HS có nguy cơ bỏ học bằng các hình thức như trao học bổng, hỗ trợ học phẩm, áo quần, giày dép, xe đạp cũng như tạo kinh phí khen thưởng giáo viên, HS có thành tích để động viên kịp thời… Huyện hỗ trợ hơn 2,5 tỷ đồng để các trường tổ chức dạy tăng cường tiếng Việt, dạy phụ đạo HS yếu, dạy bồi dưỡng HS giỏi, ôn tập cho HS cuối cấp, tiền trực trưa ở trường mầm non cho giáo viên…

Phòng GD&ĐT còn tổ chức các hội thảo về dạy tăng cường tiếng Việt, dạy ngữ văn, tiếng Anh cho HS dân tộc thiểu số, tổ chức “Ngày Hội giao lưu tiếng Việt cho HS dân tộc...”. Các trường tăng cường mở lớp học 2 buổi/ngày, xây dựng mô hình bán trú ở mầm non, tiểu học; quan tâm phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi...

Tranh thủ được nguồn vốn (gần 15 tỷ đồng) xây dựng cơ sở vật chất, trang cấp trang thiết bị dạy học theo hướng kiên cố, đồng bộ, tạo môi trường học tập tốt cho HS thiểu số.

Sau những nỗ lực cơ bản đó, chất lượng học tập trong HS dân tộc thiểu số chuyển biến tích cực, góp phần để giáo dục Nam Đông đạt được thông số đáng mừng như: Huy động trẻ nhà trẻ đạt 42,5%. Mẫu giáo đạt 98,97%, cháu 5 tuổi ra lớp đạt 99,82%. Tỷ lệ HS tiểu học, THCS ra lớp và học 2/buổi ngày đều đạt từ 99 đến 100%.

100% xã, thị trấn đạt chuẩn PCGD mầm non trẻ 5 tuổi, PCGD tiểu học mức độ 3. 100% HS tốt nghiệp THCS, 91,38% HS tốt nghiệp THPT, 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2...

Tốt về chất lượng chuyên môn, hoàn chỉnh về CSVC, Nam Đông tự hoàn thiện các điều kiện còn lại, tập trung “Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia”. 2 năm qua huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia 4 trường (mới), công nhận lại 8 trường khác, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 26/30 trường, trở thành đơn vị top đầu của phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của toàn quốc

Thầy Lại Quốc Trình khẳng định: “Giáo dục Nam Đông đã đi đúng định hướng khi đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục từ khâu yếu nhất là các em HS người dân tộc thiểu số. Khi giải quyết được vấn đề này, cộng với việc tranh thủ được sự quan tâm của huyện và ngành cấp trên về kinh phí đầu từ CSVC, giáo dục Nam Đông đã có một tầm cao mới, trở thành nơi có hệ thống CSVC và chất lượng giáo dục ổn định theo hướng bền vững".

Bài, ảnh: Phước Châu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2024
Lo chuyện nước

Gần đây, Thừa Thiên Huế đã đổi thay trên mọi lĩnh vực; trong đó các chỉ số về cuộc sống và môi trường tăng lên. Đây là một trong những chỉ số đáng tự hào của người dân địa phương khi Huế đã xanh hơn, sạch và đẹp hơn, hấp dẫn bao du khách gần xa.

Lo chuyện nước
Điểm trường mang tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Ngoài tượng Trịnh Công Sơn bên bờ sông Hương, Thừa Thiên Huế có thêm một công trình mang tên người nhạc sĩ tài hoa: Điểm trường Trịnh Công Sơn tại xã Thượng Long, huyện Nam Đông vừa được khánh thành hôm 24/4.

Điểm trường mang tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
“Chống nóng” từ trong bệnh viện

Nhằm tạo sự thoải mái và giảm nhiệt trước tình trạng nắng nóng gay gắt trong những ngày gần đây, các bệnh viện đã triển khai nhiều giải pháp từ tăng cường cơ sở vật chất cho đến phân luồng, truyền thông phòng chống dịch bệnh…

“Chống nóng” từ trong bệnh viện
Mở rộng cao tốc La Sơn- Hòa Liên lên 4 làn xe

Đó là thông tin được lãnh đạo Ban Quản lý (BQL) Dự án (DA) đường Hồ Chí Minh thông tin sáng 28/4, khi Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 348/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư DA mở rộng cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn La Sơn-Hòa Liên.

Mở rộng cao tốc La Sơn- Hòa Liên lên 4 làn xe

TIN MỚI

Return to top