ClockThứ Sáu, 15/10/2021 13:59

COVID-19 ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển giáo dục năm 2021

Trong báo cáo của Uỷ Ban Văn hoá, Giáo dục về việc đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội năm 2021, dự kiến công tác năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ 5 năm tới cho thấy, ngành giáo dục bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch COVID-19 trong năm 2021.

Giáo dục đại học - đẩy nhanh chuyển đổi sốDạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh

Đánh giá chung cho thấy, làn sóng thứ tư của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, làm giảm tốc độ tăng trưởng, gây nhiều khó khăn cho nhân dân.

Học sinh miền núi dựng lán bắt sóng học online. Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN

Uỷ ban Văn hoá Giáo dục nhận định, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã kịp thời ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện cải cách hành chính; tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo. Hệ thống trường, lớp, phòng học cơ bản đã được bao phủ ở các địa bàn… Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai theo đúng lộ trình đã điều chỉnh; công tác xã hội hoá việc biên soạn sách giáo khoa đạt kết quả bước đầu, cơ bản đúng tiến độ. 

Trong bối cảnh dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, ngành giáo dục đã có sự linh hoạt trong thực hiện kết hợp giữa dạy học trực tiếp, trực tuyến và các hình thức khác. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo được quan tâm thúc đẩy…

Một trong những nỗ lực cho thấy sự chung tay của Chính phủ, Bộ, ngành và xã hội với ngành giáo dục trong năm 2021 là: Bộ GD&ĐT phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động quyên góp, ủng hộ “Máy tính cho em”; Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em” với kinh phí đầu tư đảm bảo phủ sóng internet trên toàn quốc khoảng 3.000 tỷ đồng. Kinh phí hỗ trợ máy tính phục vụ học trực tuyến ở giai đoạn 1 dự kiến 2.500 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ngành giáo dục cũng đứng trước nhiều tồn tại. Đó là, tình trạng thiếu trường học, phòng học ở bậc gió dục mầm non ở các khu đô thị, đông dân cư, khu công nghiệp chậm được khắc phục;  Điều kiện đảm bảo triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở nhiều địa phương chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Tiến độ và chất lượng thực hiện Nghị quyết 88 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông bị ảnh hưởng do dịch bệnh. 

Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ chậm được khắc phục; Nội dung chương trình, phương thức bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ nhà giáo còn hạn chế. Đặc biệt, việc thừa thiếu giáo viên thấy rõ ở các môn học đặc thù như: Mỹ thuật, Âm nhạc, Tin học, Công nghệ, Trải nghiệm - Hướng nghiệp... Tỷ lệ giáo viên/học sinh tại một số địa phương chưa bảo đảm. Vẫn còn một số giáo viên chưa chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá. Công tác giáo dục hướng nghiệp chưa đạt được mục tiêu đã đề ra.

Hình thức dạy học trực tuyến gặp nhiều thách thức, khó triển khai hoặc triển khai không hiệu quả do hạn chế về hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật, đặc biệt là đối với học sinh cấp tiểu học, học sinh vùng nông thôn, miền núi, hải đảo; chất lượng giáo dục khó đảm bảo.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục đại học tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Lâu nay, khi nói về cơ sở giáo dục đại học, thường chỉ nhấn mạnh là nơi cung cấp nguồn nhân lực có chuyên môn cho đất nước, khu vực và các địa phương. Hiện nay, vai trò của giáo dục đại học được thể hiện trên nhiều hơn khía cạnh của đời sống, đặc biệt là đóng góp cụ thể cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Giáo dục đại học tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc

Ngày 15/5 tại New York đã diễn ra phiên họp cấp đại sứ của Nhóm bạn bè về giáo dục và học tập trọn đời. Tham dự phiên họp có Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Amina J.Mohammad, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) về Giáo dục Stefania Giannini cùng Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của gần 30 nước thành viên LHQ.

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Giáo dục tài chính trong trường học

Giáo dục tài chính cho học sinh không chỉ giúp các em biết sống trách nhiệm, trân quý giá trị lao động, biết chia sẻ với ông bà, cha mẹ mà còn là nền tảng quan trọng giúp các bạn trẻ biết lập kế hoạch ngân sách cho cuộc sống tự chủ ở hiện tại và tương lai.

Giáo dục tài chính trong trường học

TIN MỚI

Return to top