ClockThứ Năm, 06/10/2022 11:20

Phân cấp thẩm quyền, hướng đến thực hiện tự chủ đại học

TTH.VN - Sáng 6/10, tại TP. Huế, Hiệp hội các trường đại học (ĐH), cao đẳng Việt Nam, Câu lạc bộ Chủ tịch Hội đồng trường tổ chức toạ đàm chủ đề “Phân cấp thẩm quyền tài chính, tài sản giữa Hội đồng trường và Hiệu trưởng trong cơ sở giáo dục ĐH theo định hướng tự chủ”. Toạ đàm có sự tham dự của Chủ tịch các Hội đồng ĐH, trường ĐH trong cả nước.

Tự chủ để phát triển Đại học HuếHội thảo bàn về quản trị và tự chủ đại họcQuản trị và tự chủ đại học toàn diện, hiệu quả

Trao kỷ niệm chương cho các Chủ tịch Hội đồng ĐH, Hội đồng trường

Được kỳ vọng sẽ tạo nên cuộc cách mạng toàn diện cho giáo dục ĐH, đến nay, tự chủ ĐH đã đạt một số kết quả đáng khích lệ. Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tự chủ ĐH tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh; thúc đẩy các trường đầu tư vào điều kiện bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo để cạnh tranh trong tuyển sinh, thu hút sinh viên giỏi; hướng tới thực chất và phát triển bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, tự chủ ĐH cũng đặt ra những vấn đề quan trọng đòi hỏi những người làm công tác quản lý giáo dục phải tiếp tục bàn luận và đề ra những giải pháp để thực hiện hiệu quả.

Thực tế, vẫn còn những khó khăn khi thực hiện phân cấp thẩm quyền tài chính, tài sản giữa hội đồng trường và hiệu trưởng, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó chưa có sự đồng bộ giữa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ĐH (Luật số 34/2018/QH14), Luật ngân sách (2015), Luật đầu tư công (2019)…

Tại buổi toạ đàm, các chuyên gia cũng trao đổi, chia sẻ nhiều vấn đề: Các nội dung phân cấp thẩm quyền tài chính, tài sản theo Luật Giáo dục ĐH (sửa đổi 2018); Xây dựng Quy chế tài chính, các quy định nội bộ về tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục ĐH theo định hướng tự chủ; Chia sẻ phân cấp thẩm quyền hội đồng trường và ban giám hiệu trong đầu tư mua sắm.

Tin, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sửa Luật Đầu tư công:
Đẩy mạnh phân cấp nhưng cần cơ chế bảo đảm kiểm soát quyền lực

Tán thành nhiều đề xuất trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) liên quan đến việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, song đại biểu Quốc hội đề nghị cần phải bổ sung các cơ chế, các giải pháp để bảo đảm yêu cầu về kiểm soát quyền lực.

Đẩy mạnh phân cấp nhưng cần cơ chế bảo đảm kiểm soát quyền lực
Đồng bộ hệ thống pháp luật để tự chủ đại học không còn là “tự lo”

Các quy định pháp luật liên quan đến thực hiện tự chủ đại học chưa đồng bộ; quan điểm, nhận thức về tự chủ đại học chưa đầy đủ, đúng bản chất… là những khó khăn lớn nhất dẫn đến việc triển khai tự chủ đại học hiện nay chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Theo các chuyên gia, gỡ nút thắt trong vấn đề tự chủ đại học, điều quan trọng nhất là trao quyền tự chủ một cách trọn vẹn cho các cơ sở giáo dục đại học thông qua việc đồng bộ các quy định pháp luật liên quan.

Đồng bộ hệ thống pháp luật để tự chủ đại học không còn là “tự lo”
Dự kiến sửa đổi, bổ sung một số quy định về tự chủ đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (Nghị định 99).

Dự kiến sửa đổi, bổ sung một số quy định về tự chủ đại học
Phân cấp đăng ký xe cấp xã: Bước tiến mới trong cải cách hành chính

Tiếp tục thực hiện chủ trương của Bộ Công an về việc phân cấp đăng ký xe cho công an cấp huyện, xã, đến nay, 18 xã trên địa bàn toàn tỉnh đã triển khai việc đăng ký xe mô tô, xe gắn máy cho người dân trú tại địa bàn. Đến nay, việc phân cấp đăng ký, quản lý mô tô, xe máy đến công an cấp xã đã được người dân đồng tình, ủng hộ, góp phần tích cực, hiệu quả trong công tác cải cách hành chính (CCHC).

Phân cấp đăng ký xe cấp xã Bước tiến mới trong cải cách hành chính

TIN MỚI

ngành kỹ thuật phần mềm Đại học Duy Tân
Return to top