ClockThứ Hai, 28/03/2022 06:09

Tăng quyền tự chủ cho các trường học

TTH - 95% giáo viên đạt chuẩn ở TP. Huế là tỷ lệ cao nhưng chưa thực sự yên tâm. Không ít giáo viên vẫn chưa thích ứng trong giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới. Vấn đề tự chủ được đặt ra ở các trường học, không chỉ là tự chủ về nội dung giảng dạy, tài chính mà còn phải tự chủ về nguồn nhân lực trong nhà trường.

Khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hộiƯu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành giáo dục TP. HuếƯu tiên giải phóng các điểm cách ly tại trường học

Lớp học tại phường Thủy Biều

Đạt chuẩn nhưng vẫn còn lo

TP. Huế đang quản lý 161 đơn vị trường học với 5.237 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Sau khi sáp nhập vào thành phố, số lượng và chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý được củng cố; sắp xếp, bố trí, sử dụng đội ngũ khá hợp lý, phù hợp với vị trí việc làm. Ngành giáo dục cũng đã quan tâm đến thực hiện việc điều chuyển giáo viên ở các trường học để cân đối đội ngũ. Chẳng hạn, một số giáo viên chuyển về gần nhà; chuyển giáo viên từ vùng thừa, sang vùng thiếu; luân chuyển giáo viên từ trường lớn về các trường nhỏ để nâng cao chất lượng giảng dạy, quản lý. Điều chuyển giáo viên ở các trường mới mở rộng để phân bổ về các trường ở trung tâm TP. Huế.

TP. Huế vẫn còn 235 giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn được đào tạo. Tuy nhiên, tỷ lệ giáo viên có trình độ đạt chuẩn đào tạo cao (trên 95%) vẫn chưa thực sự yên tâm khi còn một số giáo viên chưa tương xứng với yêu cầu về chất lượng, năng lực nghiệp vụ, nặng về cách dạy truyền thống; khả năng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, chưa theo kịp với xu hướng phát triển xã hội, đặc biệt đối với một số giáo viên lớn tuổi. Năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý trường học chưa đáp ứng với các yêu cầu đổi mới giáo dục khi chỉ dựa vào kinh nghiệm là chính. Không thể phủ nhận tình trạng một số cán bộ quản lý, nhà giáo chưa thật sự tâm huyết, chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm. Và cũng đã có một số giáo viên có nguyện vọng nghỉ theo chế độ khi chưa đáp ứng giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới. Áp lực công việc là có thật nếu giáo viên chưa kịp thời bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ.

Hoạt động theo cơ chế quản trị hiện đại

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để gắn trách nhiệm quản lý chuyên môn với quản lý nhân sự và quản lý tài chính để nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu. Theo ông Nguyễn Thuận, Trưởng phòng GD&ĐT TP. Huế, cần giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các hiệu trưởng. Họ phải là người tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của nhà trường, có trách nhiệm giải trình trước xã hội. Hiện nay, trong quyền tự chủ, các trường đã được tự chủ về nội dung giáo dục, tự xây dựng kế hoạch giáo dục khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, nhưng tự chủ về nhân lực thì hoàn toàn chưa. Còn về tài chính, các trường học đang được triển khai và xây dựng phương án tự chủ tài chính nhưng hiện đang ở mức độ tự chủ một phần, tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và sẽ nâng dần mức độ tự chủ.

Ông Thuận đề xuất, để tăng quyền tự chủ, nâng cao chất lượng và đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, cần xây dựng đề án thực hiện thí điểm tự chủ ở một vài trường trung tâm thành phố, các nơi có điều kiện, nhằm giúp cho các trường hoạt động năng động, linh hoạt trong môi trường cạnh tranh, là động lực thúc đẩy sự đổi mới và phát triển. Các trường tự chủ phải hoạt động theo cơ chế quản trị hiện đại, xây dựng cơ chế đặc thù để tuyển dụng người tài, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, thu nhập của người lao động dựa trên sự đóng góp vào sự phát triển của đơn vị. Đó là động lực để đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nỗ lực trong việc nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Tại hội thảo xây dựng đề án phát triển giáo dục và đào tạo giáo dục TP. Huế, nhiều ý kiến cho rằng, cán bộ quản lý và đội ngũ nhà giáo phải tiếp cận và học hỏi để sử dụng thành thạo các phần mềm dạy học, quản lý, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Đội ngũ nhà giáo phải có trình độ ngoại ngữ để đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, chuẩn nghề nghiệp giáo viên cũng như có khả năng hội nhập. Ngoài ra, cũng cần tập trung quy hoạch đối với giáo viên trẻ, có tâm, có tinh thần cống hiến, đảm bảo trình độ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ được giao. Công tác luân chuyển, điều động cán bộ quản lý từ trường này sang trường khác cũng là giải pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường học. 

Khâu tuyển dụng là rất quan trọng để tạo ra một thế hệ nhà giáo mới có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập. Được biết, ngành giáo dục đã “đặt hàng” cho Trường ĐHSP Huế để có phương án tăng cường đào tạo một số ngành cũng như nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, cũng cần có cơ chế ưu tiên cho những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, loại xuất sắc để thu hút người tài cho thành phố. Có như vậy, tạo động lực cho sinh viên vào trường sư phạm luôn nỗ lực, phấn đấu, rèn luyện để hoàn thiện bản thân, sau này tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục.

Bài, ảnh: HUẾ THU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Để tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học được đề cập tại Kết luận số 91- KL/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025 của ngành giáo dục. Chủ trương này được kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người Việt. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả sẽ gặp không ít khó khăn.

Để tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học
Kiến tạo trường học hạnh phúc - Bài 1: Áp lực từ trường học

Tại Thừa Thiên Huế, nhiều trường học đang hướng đến xây dựng một môi trường giáo dục lý tưởng khi thầy cô, học sinh cũng như phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc, là nơi tình yêu thương giữa các nhà giáo, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau được trân trọng và bồi đắp.

Kiến tạo trường học hạnh phúc - Bài 1 Áp lực từ trường học
Truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh

Ngày 26/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh các trường THTP Cao Thắng, Gia Hội, Nguyễn Huệ.

Truyền thông phòng chống HIV AIDS cho gần 1 500 học sinh

TIN MỚI

Return to top