Thế giới

Giới chức FED cảnh báo kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái kép

ClockThứ Năm, 27/08/2020 15:02
Bà Esther George, Chủ tịch Fed chi nhánh thành phố Kansas, Mỹ kỳ vọng nền kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại trong quý 3 và quý 4 năm nay sau mức sụt giảm sâu trong quý 2.

Tổng thống Mỹ gia hạn bảo vệ tiền lương để trợ giúp doanh nghiệpMỹ: Thêm hơn 2,4 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệpMỹ, Anh từng bước mở cửa nền kinh tế khi đỉnh dịch đã quaỨng viên Tổng thống Joe Biden đưa ra kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế

Container hàng hóa được xếp tại cảng Los Angeles, Mỹ, ngày 26/3/2020. Nguồn: AFP/TTXVN

Nguy cơ tái bùng phát dịch COVID-19 vào mùa Thu có thể khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái kép. Đây là lời cảnh báo của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đưa ra ngày 26/8 trong bối cảnh nước này đang chật vật với những tác động nặng nề của dịch bệnh.

Trong trả lời phỏng vấn kênh CNBC, bà Esther George, Chủ tịch Fed chi nhánh thành phố Kansas, Mỹ, đã chỉ ra viễn cảnh về nguy cơ tái bùng phát dịch COVID-19 có thể khiến nền kinh tế Mỹ tiếp tục giảm sâu khi mùa Thu đang đến gần - là thời điểm dịch bệnh được dự báo là dễ tái bùng phát. Bà nêu rõ giới chức sẽ giám sát chặt chẽ để có thể dự báo chính xác tình hình dịch bệnh.

Quan chức Fed kỳ vọng nền kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại trong quý 3 và quý 4 năm nay sau mức sụt giảm sâu trong quý 2.

Tuy nhiên, bà cho rằng tiến trình phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh. Theo quan chức này, còn quá sớm để dự báo về tình hình trong thời gian tới, do vậy, Fed sẽ cẩn trọng và sẵn sàng các chính sách ứng phó cần thiết.

Những nhận định trên được đưa ra sau khi cựu Chủ tịch Fed Janet Yellen và cố vấn kinh tế hàng đầu của cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, Jared Bernstein, cảnh báo nếu Quốc hội Mỹ thất bại trong việc thông qua gói cứu trợ COVID-19 mới thì nền kinh tế Mỹ có thể "rơi tự do" và các ngành khó có thể sớm phục hồi.

Trong nhiều tuần qua, các nhà lập pháp của đảng Dân chủ và Cộng hòa đã tiến hành nhiều cuộc thương lượng nhưng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về gói cứu trợ COVID-19 mới trong khi gói cứu trợ, được Quốc hội thông qua hồi tháng 5, đã hạn hết vào cuối tháng 7 vừa qua.

Chuyên gia kinh tế Mark Zandi thuộc Moody's nhận định các nhà lập pháp càng chần chừ thì kịch bản kinh tế Mỹ tăng trưởng theo mô hình chữ W, tức là suy thoái kép, ngày càng hiện hữu.

Cùng ngày, trong cuộc họp với các giới chức ngân hàng thành phố Kansas, thành viên cấp cao ban điều hành Fed, bà Michelle Bowman nhận định kinh tế Mỹ đang hồi phục bấp bênh sau khi sụt giảm do dịch COVID-19 và nhiều doanh nghiệp nước này có nguy cơ tiếp tục gặp khó khăn trong thời gian tới.

Bà Bowman cho rằng các chương trình cứu trợ khẩn cấp của chính phủ và Fed đã giúp nhiều doanh nghiệp thoát khỏi bờ vực phá sản, nhưng sẽ cần nhiều thời gian để kinh tế Mỹ quay trở lại trạng thái bình thường. Theo dự đoán của bà, khó dự đoán về thời điểm cũng như thời gian để nền kinh tế phục hồi và dường như mức độ hồi phục sẽ không đồng đều tại các khu vực trên cả nước.

Bà Bowman nhận định làn sóng thất nghiệp ban đầu tại Mỹ tập trung chủ yếu vào nhóm người dễ bị tổn thương, bao gồm lao động thu nhập thấp và nhóm người thiểu số.

Theo các chuyên gia kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong tháng 8 ở mức 10,2% và có thể tăng cao hơn khi Chương trình Bảo vệ tiền lương (PPP), vốn cấp các khoản vay ưu đãi giúp các doanh nghiệp tiếp tục trả lương cho nhân viên, sẽ hết hạn. Bà Bowman dự tính với tiến độ hồi phục còn hạn chế hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn phải vật lộn để tồn tại trong những tháng tới.

Tính đến nay, Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 trên thế giới, với 5.999.575 ca mắc và 183.639 ca tử vong.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
Hài hòa mục tiêu tăng trưởng & chất lượng tín dụng

Khó khăn kinh tế đang tạo nên áp lực không nhỏ các cho tổ chức tín dụng khi nguy cơ nợ nhóm 2 (khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ) và nợ tiềm ẩn nợ xấu tăng mạnh tạo nên những rủi ro trong an toàn hệ thống tín dụng.

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng  chất lượng tín dụng
Return to top