ClockChủ Nhật, 03/03/2024 06:45

Chuyện về 8 câu đối ở Xương Lăng

TTH - Lăng Hoàng đế Thiệu Trị (làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, TP. Huế) có tên chữ là Xương Lăng. Đây là một khu lăng mộ có cảnh quan đẹp và quy mô hoành tráng ở Cố đô Huế. Qua thời gian, công trình bị hư hại nặng nề.

Khởi công dự án bảo tồn tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích lăng mộ Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Từ DụThu phí tham quan Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Cung An Định và lăng vua Thiệu Trị từ 1/4

Lăng Hoàng đế Thiệu Trị (làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, TP. Huế) có tên chữ là Xương Lăng. Đây là một khu lăng mộ có cảnh quan đẹp và quy mô hoành tráng ở Cố đô Huế. Qua thời gian, công trình bị hư hại nặng nề. Kỳ này, Thừa Thiên Huế Cuối tuần giới thiệu chùm ảnh của nhóm “Tân Đô Thành Hiếu Cổ” kể về chuyện giải mã thành công 8 câu đối một cách hoàn chỉnh ở phường môn trước khu tẩm điện của Xương Lăng.

Nguyễn Phong - một thành viên nhóm chia sẻ, về 8 câu đối này, đa số các nhà nghiên cứu Hán Nôm ở Huế đã không thể đọc được chữ trên các vế đối, do tư liệu rất mờ và chất lượng thấp. Nhóm của Phong cũng không có ý định tham gia cho đến khi “gặp” một bình luận trên mạng xã hội khiến “lòng tự ái của chúng tôi dâng cao”. Tuy vậy, khi các chữ Hán trên 7 trong số 8 câu đối đã sáng tỏ, thì ở câu đối còn lại, nhóm tưởng đã phải chịu thua do 5/10 chữ trong ảnh tư liệu bị lá cây che mất. Không nản, nhóm tiếp tục cắt tư liệu thành từng chữ, số hóa để tìm nét và thật kỳ diệu là những nội dung này đều được trích trong kinh điển Nho gia. Cách đây hơn 1 tháng, “Tân Đô Thành Hiếu Cổ” chính thức xác nhận giải mã thành công 5/10 chữ bị che khuất ấy. Nghĩa là, 100% chữ Hán của 8 câu đối được người xưa “viết” ở phường môn này đã rõ từ, rõ nghĩa. Tất cả đã được nhóm bàn giao cho đơn vị trùng tu di tích Xương Lăng.

“Di sản thơ văn trên kiến trúc Xương Lăng là điều vô giá. Người biết chữ Hán khi tới đây họ muốn đọc hiểu được những tinh túy của Vua để lại. Nếu trùng tu thích nghi mà gắn chữ vốn không phải do Vua chọn thì dở lắm, không quý tộc…”. Phong kể về bình luận khiến lòng tự ái của nhóm dâng cao, và anh chắc chắn: “Nhóm sẽ tìm mọi cách để giúp đỡ đơn vị trùng tu phát huy hết ý nghĩa thơ văn ở phường môn này, từ nội dung đến hình thức”.

Toàn cảnh Xương Lăng từ không ảnh 
 
 Mặt trong và mặt ngoài các phường môn với 7/8 câu đối đã hoàn chỉnh (Lúc này, câu thứ 8 có 5 chữ bị lá cây che chưa được giãi mã)
Một câu đối được đọc hoàn chỉnh nhờ phương pháp số hóa tư liệu xưa 
 Khảo sát thực tế
 Câu đối ở hàng cột bị lá cây che khi được giải mã hoàn chỉnh

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyện về thân cây Arlăng trên “Đồi Thịt Băm”

Núi A Bia (A Biêyh) của huyện miền núi A Lưới không còn xa lạ từ ngày được phim ảnh và báo chí Mỹ đặt cho cái tên “Đồi Thịt Băm” (Hamburger Hill) ám ảnh sau trận chiến tàn khốc chín ngày đêm tháng 5 năm 1969, giữa quân đội Mỹ và quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp là Trung đoàn 3, Sư đoàn 324 và dân quân A Lưới. A Bia là một dãy núi gồ ghề gồm 3 mỏm nằm cạnh nhau như thế kiềng ba chân, mỏm cao nhất là cao điểm 937 (937 mét so với mực nước biển). Tôi có hai lần lên đỉnh núi A Bia, một từ ngả xã Nhâm (nay là Quảng Nhâm) và một từ Hồng Bắc.

Chuyện về thân cây Arlăng trên “Đồi Thịt Băm”
Chuyện về một nữ đồng nghiệp

Trước tết năm 2017, tôi vinh dự nhận nhiệm vụ là phóng viên từ tỉnh Thừa Thiên Huế cùng đồng nghiệp trên mọi miền đất nước đến tác nghiệp tại tuyến đảo Tây Nam của Tổ quốc. Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đón đoàn phóng viên tại đảo Phú Quốc và từ đây tàu hải quân sẽ đưa đoàn công tác qua các điểm đảo Hòn Chuối, Hòn Khoai, Nam Du, Thổ Chu..., trong vòng 7 ngày.

Chuyện về một nữ đồng nghiệp
Chuyện về chiến sĩ đặc công Mai Xuân Bảo

55 tuổi Đảng, 76 tuổi đời và dù không còn khỏe mạnh, nhưng trong câu chuyện với chúng tôi, ông Mai Xuân Bảo vẫn nhớ rất rõ những trận đánh cùng những đồng chí, đồng đội của mình.

Chuyện về chiến sĩ đặc công Mai Xuân Bảo
Return to top