ClockChủ Nhật, 27/10/2019 15:12

Halloween không chỉ có... ma quỷ

TTH.VN - Theo TS. Trần Đình Hằng - Phân Viện Trưởng Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế, lễ hội Hallowen cần giảm thiểu những hình ảnh ma quái ghê rợn để tránh phản cảm, kể cả việc bày bán tràn lan và mặc những bộ trang phục “máu me” kinh dị.

Bộ phim “Halloween” tiếp tục thống trị phòng vé Bắc MỹXuống đường vui cùng HalloweenNhộn nhịp không khí HalloweenTrải nghiệm mùa Halloween

Các bé tham gia trò chơi tại chương trình “Vui Halloween cùng bé yêu”. Ảnh: Minh Hiền

Sau hơn chục năm du nhập, giờ đây, Halloween đã trở thành lễ hội văn hóa-du lịch được tổ chức rầm rộ nhiều nơi trong cả nước vào dịp cuối tháng 10 hàng năm.

Tại Huế, sau DMZ bar - đơn vị đầu tiên khởi xướng lễ hội này với mục đích tạo sản phẩm mới cho du lịch - đến nay, Halloween được tổ chức rộng rãi ở tuyến phố đi bộ, một số nhà hàng, thậm chí tại các cơ sở giáo dục như trung tâm ngoại ngữ quốc tế, một số trường đại học.

Trước thềm Halloween năm nay, dạo quanh các tuyến phố ở nội đô, đập vào mắt người qua đường là các shop thời trang trưng bày những bộ trang phục mà thoạt nhìn đều không khỏi rùng mình. Đó là những bộ quần áo bê bết màu đỏ-biểu tượng của máu-kèm các phụ kiện kinh dị như đầu lâu, mặt nạ qủy...

Hòa vào dòng người tham gia sự kiện Halloween, lại bắt gặp những khuôn mặt được hóa trang có phần phản cảm với những vết thương hở hoác, rỉ máu trên khuôn mặt những em bé vị thành niên.

Chủ một cửa hàng thời trang cho hay, để đáp ứng thị hiếu “ma quái” của những người dự Halloween, các bộ thời trang mỗi năm lại có thêm những mẫu mã mới kinh dị hơn, như thị trường năm nay chuộng những bộ cánh màu trắng, điểm nhiều họa tiết màu đỏ, tạo hiệu ứng máu me, tang thương.

Về yếu tố kinh dị trong lễ hội Halloween, TS. Trần Đình Hằng-Phân Viện Trưởng Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế cho rằng, Halloween là lễ hội dành cho người chết đã tồn tại từ lâu ở phương Tây. Cho thấy, mọi cộng đồng đều có ứng xử đặc trưng trước thế giới siêu nhiên, trong đó có thần linh, tổ tiên và ma qủy.

Người phương Tây dành hẳn một đêm Halloween vào ngày cuối cùng của tháng 10 hàng năm cho các ma cũng là nét tương đồng văn hóa như người Huế ứng xử với các oan hồn trong tín ngưỡng cúng cô hồn.

Tuy nhiên, việc du nhập Halloween vào vùng đất như Huế, biến nó thành sản phẩm văn hóa-du lịch, theo TS. Trần Đình Hằng, cần giảm thiểu những hình ảnh ma quái ghê rợn tang thương, chỉ dừng lại ở những hình thức có ý nghĩa biểu tượng để tránh phản cảm, xung đột về cảm quan, thị hiếu thẩm mỹ, kể cả việc bày bán tràn lan và ăn mặc những bộ trang phục ma quái. 

Thời trang kinh dị, ma quái được bày bán ở Huế dịp Halloween.  Ảnh: Hoài Thương

Là người khởi xướng Halloween đầu tiên ở Huế, ông Phan Quốc Vinh (hoạt động trong vĩnh vực du lịch, hiện công tác tại Công ty CP du lịch DMZ) cũng nhìn nhận: “Chúng ta đang nghĩ chưa đúng về Halloween".

Theo ông Vinh, sau gần chục năm  làm việc ở Mỹ, ông nhận ra, người ta không làm Halloween “khủng khiếp” như mình. Lễ hội này của họ không chỉ có trang phục kinh dị mà giàu tinh thần nhân văn và yếu tố văn hóa hơn, là sân chơi có thể dành cho mọi lứa tuổi, chứ không chỉ hướng đến mục tiêu cuối cùng là tạo ấn tượng rùng rợn. 

Với cách nhìn mới về Halloween, sau hai tháng về Huế, ông Vinh bắt tay cùng DMZ bar tổ chức Chương trình “Vui Halloween cùng bé yêu” dành cho trên 300 cháu nhỏ cùng các bậc phụ huynh vừa diễn ta rối 25/10. 

Thay cho bộ cánh ma quái, người quản trò thân thiện hơn với trang phục của chú hề. Các em nhỏ thoải mái hơn với chiếc áo choàng và cái mũ màu đen vào vai  thần chết cùng các thiên thần đáng yêu. Đoàn hội còn diễu hành qua một số tuyến phố đi bộ, để được người dân sinh sống trên các tuyến đường phát kẹo miễn phí, như một sự chia sẻ tình thương với các “oan hồn, ma quỷ”.

Được trẻ nhỏ và phụ huynh đồng tình, hưởng ứng,  ông Vinh cho hay, thành công của sự kiện là tiền đề để tổ chức các lễ hội thuần Huế hơn vào các năm sau.

Không chỉ tiết chế yếu tố phản cảm, ý tưởng “Huế hóa” Halloween cũng đang được ông Vinh ấp ủ.

Theo TS.Hằng, những nghi lễ dân gian tế thần, cúng các oan hồn ở Huế có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhằm xoa dịu nỗi đau cho người đã khuất. Hàng năm, người Huế có lễ cúng cô hồn trong những ngày sóc vọng, rằm tháng 7 xá tội vong nhân và đặc biệt là sự tích hợp trong tuần giỗ tập thể sau sự biến Thất thủ Kinh đô năm Ất Dậu (1885).

Nếu khai thác yếu tố nhân văn cùng giá trị văn hóa như nhạc lễ, phẩm vật, mỹ thuật của nghề chế tác đồ mã..., chú trọng hoạt động lễ nghi dâng cúng, phát tặng cho du khách, người dân các vật phẩm trái cây, bánh kẹo các loại trong vai trò là những thổ sản, đặc sản... thì sẽ có một  Halloween riêng của Huế với  nhiều giá trị văn hóa, nhân văn quen thuộc trong đời sống văn hóa Huế.

Kim Oanh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rực rỡ đoàn rước bộ trong lễ hội điện Huệ Nam

Đông đảo người dự lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) đã tham gia lễ rước bộ từ Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo (352 Chi Lăng, TP. Huế) lên Nghinh Lương Đình trước khi xuống thuyền để di chuyển lên điện.

Rực rỡ đoàn rước bộ trong lễ hội điện Huệ Nam
Lễ hội điện Huệ Nam năm nay sẽ có đoàn rước bộ

Đoàn rước đường bộ xuất phát từ 352 Chi Lăng để di chuyển lên Nghinh Lương Đình. Cùng lúc, đoàn thuyền xuất phát từ 352 Chi Lăng lên bến Nghinh Lương Đình chờ để nhập đoàn đường bộ rước Mẫu lên điện Huệ Nam.

Lễ hội điện Huệ Nam năm nay sẽ có đoàn rước bộ
Lễ hội & bản sắc văn hóa cộng đồng dân tộc thiểu số

Không chỉ đa dạng, lễ hội của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã ít nhiều phản ánh được những ước vọng, sự cầu nguyện của con người đến các đấng thần linh về một cuộc sống ấm no. Đó là nhận định được các chuyên gia đưa ra khi bàn về việc nhận diện giá trị và hướng bảo vệ các lễ hội nói chung và lễ hội của cộng đồng dân tộc thiểu số nói riêng.

Lễ hội  bản sắc văn hóa cộng đồng dân tộc thiểu số
Return to top