Thế giới

Hiệp định RCEP sẽ được phê chuẩn hoàn toàn trong tương lai gần

ClockThứ Hai, 03/10/2022 10:38
TTH.VN - Trong khuôn khổ Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO), sự kiện thường niên được tổ chức sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được triển khai, theo các lãnh đạo cơ quan thương mại, hiệp định RCEP, đã có hiệu lực đối với đa số 15 quốc gia thành viên, dự kiến sẽ được phê chuẩn đầy đủ trong tương lai gần.

Hiệp định thương mại RCEP có hiệu lực đối với Hàn QuốcIndonesia có thể sẽ phê chuẩn hiệp định RCEP vào đầu năm 2022Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022Quốc hội Hàn Quốc phê chuẩn hiệp định thương mại RCEPAustralia và New Zealand cùng phê chuẩn Hiệp định RCEP

Hiệp định RCEP đóng vai trò quan trọng hỗ trợ tăng trưởng ổn định trên toàn cầu. Ảnh minh họa: Báo Lao động

Hơn 8 tháng kể từ khi hiệp định được triển khai, các thành viên của RCEP, đặc biệt là Trung Quốc, đã nỗ lực để các doanh nghiệp ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương khai thác các cơ hội được hỗ trợ bởi RCEP.

Trên thực tế này, khối thương mại lớn nhất thế giới rõ ràng đang tỏa sáng trong một nền kinh tế toàn cầu đang suy thoái, các lãnh đạo thanh gia Hội chợ CAEXPO nhấn mạnh, trích dẫn các số liệu tiết lộ hiệp định khổng lồ được xem như một tấm bạc tỏa sáng trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng toàn cầu không ổn định, đại dịch và căng thẳng địa chính trị đang diễn ra.

Tiến bộ đáng chú ý của hiệp định thương mại và tiềm năng to lớn chưa được khai thác của nó được coi là bằng chứng về vai trò của RCEP như một yếu tố góp phần vào tăng trưởng ổn định toàn cầu, đặc biệt là khi so sánh với các sáng kiến kinh tế mới đơn cử như: Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì Sự thịnh vượng (IPEF).

Kỳ vọng từ RCEP

Theo những người tham dự hội chợ thương mại, hiệp định thương mại khổng lồ dự kiến sẽ đạt được những bước tiến khổng lồ quan trọng trong tương lai gần. Họ hy vọng rằng RCEP sẽ thúc đẩy tăng trưởng thương mại nhanh hơn và thúc đẩy quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn giữa các nước thành viên.

Tại bài phát biểu trong cuộc đối thoại đặc biệt về hợp tác kinh doanh RCEP tại CAEXPO, Airlangga Hartarto, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề kinh tế của Indonesia cho biết, nước này đã phê chuẩn RCEP vào ngày 30/8 và sẽ triển khai nó trong thời gian thích hợp.

Hiệp định thương mại, chiếm khoảng 1/3 GDP của thế giới, có hiệu lực đối với 10 quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc. Nó có hiệu lực đối với Hàn Quốc vào ngày 1/2 và đối với Malaysia vào ngày 18/3. Theo Hải quan Trung Quốc, hiệp định cũng có hiệu lực với Myanmar vào ngày 1/5.

“Theo tôi được biết, Philippines sẽ sớm hoàn thành các thủ tục phê duyệt trong nước. Tôi tin rằng hiệp định RCEP sẽ được phê chuẩn toàn diện trong tương lai gần và sẽ có “một bức ảnh kỷ niệm gia đình” sớm”, Zhang Shaogang, Phó Giám đốc Hội đồng Xúc tiến Thương mại Quốc tế Trung Quốc (CCPIT) cho hay.

Trong một ý kiến có liên quan, Xu Ninging, Chủ tịch điều hành Hội đồng Kinh doanh Trung Quốc - ASEAN cho biết, nhiều khả năng RCEP sẽ được tất cả các thành viên phê chuẩn vào cuối năm nay.

Một báo cáo về môi trường kinh doanh ASEAN đã được công bố trong khuôn khổ hội chợ chỉ ra một thực tế rằng, việc một số quốc gia thành viên ASEAN chưa hoàn thành quá trình phê duyệt RCEP trong nước đã dẫn đến rào cản tiếp cận thị trường.

Việc phê chuẩn cuối cùng được mong đợi của hiệp định dự kiến sẽ khuyến khích nhiều doanh nghiệp trong khối thương mại tham gia vào nhóm RCEP.

Trong đó Trung Quốc đang dẫn đầu các nỗ lực nhằm biến RCEP trở thành bộ máy thương mại tự do có sẵn cho các doanh nghiệp trong nước.

Trong 8 tháng đầu tiên, CCPIT đã trực tiếp tổ chức và gián tiếp đưa ra các hướng dẫn cho hàng trăm buổi đào tạo về thực hiện thỏa thuận. Các buổi đào tạo là một phần trong nỗ lực của cơ quan thương mại nhằm giải quyết mối quan tâm của các doanh nghiệp về việc làm thế nào để được hưởng lợi từ các quy tắc của RCEP, với lý do nhầm lẫn về quy tắc xuất xứ tích lũy của RCEP là một trong những khó khăn lớn mà cộng đồng doanh nghiệp phải đối mặt.

Các quy tắc, được coi là lợi ích lớn nhất trong khuôn khổ RCEP cho phép đầu vào từ khối được tính là hàng nội địa, khi sản phẩm được sản xuất tại một nước thành viên RCEP, từ đó hài hòa các quy tắc xuất xứ và giảm chi phí thương mại.

Trong nỗ lực thực sự chuyển đổi các quy tắc RCEP thành lợi ích thương mại cho vô số công ty, CCPIT lên kế hoạch tạo thêm nhiều buổi đào tạo chuyên môn khác cho các thương nhân để tận dụng các mức thuế suất ưu đãi phù hợp với ngành theo nội dung hiệp định.

Điều kiện tiên quyết là phải nhắc nhở các nhà thương mại về quy tắc RCEP về khả năng ứng dụng của hiệp định, nhất là tiềm năng chưa được khai thác của RCEP.

Theo các chuyên gia, các cơ quan và hiệp hội ngành cấp quốc gia nên đưa ra các kế hoạch hành động để giám sát sự liên kết của các doanh nghiệp trong chiến lược và hoạt động gắn liền với hiệp định RCEP.

Có khả năng Trung Quốc sẽ thực hiện RCEP tốt hơn các thành viên khác. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả của Trung Quốc đã mở đường cho việc thực hiện thỏa thuận trong khi các thành viên khác vẫn còn phải vật lộn với đại dịch hoành hành.

Ngoài ra, những lợi thế về thể chế của đất nước đảm bảo việc thực thi hiệu quả nhấn mạnh rằng, thành công của Trung Quốc trong việc để các cộng đồng doanh nghiệp của mình làm quen với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong những năm qua đã báo trước việc thực hiện hiệu quả RCEP trên quy mô rộng hơn trong những năm tới.

Riêng đối với Hàn Quốc, có 18 trung tâm ứng dụng trong nước và 9 cơ sở tương tự ở ngoài nước, nơi các doanh nghiệp có thể đến nhận tư vấn về các hiệp đinh thương mại tự do nói chung và RCEP nói riêng.

Khả năng phát triển toàn cầu

Những nỗ lực trên diện rộng nhằm tăng cường thực hiện hiệp định được coi là một liều thuốc trấn an cần thiết trong bối cảnh thách thức về tăng trưởng trên toàn cầu.

Đại sứ Malaysia tại Trung Quốc, Raja Dato’ Nurshirwan Zainal Abidin trả lời phóng viên báo Global Times bên lề hội chợ rằng, tất cả các quốc gia hiện phải phục hồi nền kinh tế của mình và RCEP tập trung vào 2 điều, đó là giảm thuế quan, cũng như tạo thuận lợi cho thương mại. Điều này đóng một vai trò rất quan trọng.

Các nghiên cứu của ASEAN cho thấy, Malaysia có khả năng được hưởng lợi nhiều nhất từ RCEP, với mức lợi ích có thể đạt đến 200 triệu USD.

Các nền kinh tế đang phát triển nhanh khác trong khu vực bao gồm Việt Nam cũng ghi nhận mức tăng trưởng GDP trong quý II là 7,7% và Philippines là 7,4% cũng trong cùng giai đoạn.

Nhìn chung, khối RCEP được cho là điểm sáng nhất trên toàn cầu về khả năng tăng trưởng kinh tế và các công ty đa quốc gia chắc chắn sẽ tìm kiếm các cơ hội kinh doanh trong khu vực, khi hiệp định hoàn toàn được phê chuẩn.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế

Phục vụ cho việc đánh giá, so sánh tiềm năng của xe máy điện trong lĩnh vực giao vận, UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc) và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện dự án thử nghiệm xe máy điện giao hàng tại TP. Huế.

Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn
Thủ tướng Australia và Thủ tướng Phạm Minh Chính công bố thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 7/3, sau lễ đón chính thức và hội đàm rất thành công, Thủ tướng Australia Anthony Albanese và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp gỡ báo chí thông báo kết quả hội đàm, trong đó công bố thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Australia.

Thủ tướng Australia và Thủ tướng Phạm Minh Chính công bố thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện
Năm 2024: Triển vọng kinh tế ASEAN vẫn tích cực

Theo dữ liệu sẵn có gần đây nhất của năm 2022, tổng GDP danh nghĩa của 10 nước thành viên ASEAN tính bằng USD lên tới 3.600 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với tổng GDP 1.600 tỷ USD của năm 2009, và cao hơn một chút so với Ấn Độ - quốc gia có GDP đạt 3.500 tỷ USD vào năm 2022.

Năm 2024 Triển vọng kinh tế ASEAN vẫn tích cực
Return to top