ClockChủ Nhật, 26/02/2017 09:53

Hỗ trợ hơn 239 tỷ đồng cho sinh viên khởi nghiệp

Đó là nguồn kinh phí sẽ được dùng để hỗ trợ các dự án khởi nghiệp của sinh viên các trường ĐH CĐ bắt đầu được thực hiện từ năm 2017 đến 2020 vừa được Bộ GDĐT phê duyệt.

Cụ thể, ông Dương Văn Bá  - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên (Bộ GD ĐT) cho  biết, Bộ GD ĐT đặt ra  mục tiêu đến năm 2020, 100% các trường ĐH CĐ triển khai công tác hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp; 100 dự án khởi nghiệp đầu tiên của sinh viên sẽ được duyệt hỗ trợ, còn lại 30% ý tưởng khởi nghiệp sẽ được kết nối với các doanh nghiệp hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Ngoài ra,  Đề án "Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp" của Bộ GD ĐT cũng sẽ yêu cầu các trường ĐH CĐ mỗi trường phải có tối thiểu 1 - 2 cán bộ tư vấn hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.

Ông Bá cũng cho biết, khái toán phí cho các hoạt động của đề án là 239,2 tỷ đồng, trong đó Ngân sách Nhà nước cấp cho các bộ ngành trung ương là 140 tỷ; ngân sách xã hội hóa, nguồn vốn ODA là 99,2 tỷ.

Nói về tính khả thi của đề án, ông Nguyễn Minh Triết - Trưởng ban Thanh niên Trường học (TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) cho rằng, quỹ khởi nghiệp là một ý tưởng đột phá, tuy nhiên rất khó trong việc thành lập, quản lý, vận hành và duy trì.

100 dự án khởi nghiệp đầu tiên của sinh viên sẽ được duyệt hỗ trợ. Ảnh minh hoạ IT

"Hội Sinh viên trước đây cũng đã thành lập Qũy Hỗ trợ SVVN. 100% không sử dụng một đồng ngân sách nào, xin được đồng nào tiết kiệm đồng ấy. Lấy lãi hỗ trợ và lưu gốc. Ý tưởng là như thế nhưng từ khi thành lập ý tưởng cho tới khi cầm được con dấu là khoảng 2 năm, rất khó khăn" - ông Triết nói.

Theo ông Triết, đề án khởi nghiệp không nên chỉ dừng lại ở đối tượng sinh viên mà nên vươn xa tới đối tượng học sinh THPT và sau ĐH: "Học sinh nhiều trường phổ thông hiện nay về mặt thể chất, tinh thần cũng như kiến thức, ước mơ, hoài bão cũng không thua kém gì các bạn sinh viên đại học” - ông Triết khẳng định.

Nói về vấn đề này, Bà Nguyễn Thị  Nghĩa - Thứ trưởng Bộ GD ĐT khẳng định, Đề án không đặt mục tiêu sinh viên sẽ khởi nghiệp được ngay, mà chúng ta tạo cơ hội cho sinh viên được tiếp cận các kiến thức, kỹ năng, từ đó xây dựng ý tưởng.

Cũng theo bà Nghĩa: “Quỹ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp cũng không nên trông chờ ngân sách Nhà nước. Hiện nay ngân sách rất khó khăn, nên chúng tôi muốn đưa ra để huy động các nguồn lực thành lập quỹ, hỗ trợ cho sinh viên".  Bà Nghĩa cho biết thêm, về việc đưa khởi nghiệp vào chương trình giảng dạy là tùy thuộc vào sự tự chủ của các trường, đề án chỉ đưa ra chủ trương mà thôi.

Theo Dân việt

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
“Ngôi nhà 5.000 đồng”

Bằng việc huy động đóng góp của mỗi sinh viên chỉ 5.000 đồng và từ đó, “Ngôi nhà 5.000 đồng” đầu tiên đã được hình thành, giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vững niềm tin với giấc mơ đại học của mình.

“Ngôi nhà 5 000 đồng”
Return to top