ClockThứ Sáu, 14/01/2022 06:02

Học chứng chỉ quốc tế để rộng đường vào đại học

TTH - Mới đây, hàng loạt trường đại học công bố phương án tuyển sinh chính quy năm 2022. Nhiều trường đã giảm sâu chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT và tăng chỉ tiêu xét tuyển, thậm chí là tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS, TOEFL hoặc các chứng chỉ đánh giá năng lực quốc tế, như A-Level, SAT… Điều này thôi thúc nhiều thí sinh sớm lên kế hoạch “chinh phục” các chứng chỉ quốc tế để gia tăng cơ hội.

Miễn thi môn ngoại ngữ khi có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế69 học viên được trao bằng Cambridge sau khi tham gia kỳ thi iLEAD AMATrường ĐH Kinh tế đạt các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục

Luyện thi IELTS tại Trung tâm Anh ngữ Mtec. Ảnh: MC

Đặt lịch thi IELTS vào đầu tháng 2/2022, Nguyễn Mạnh Dũng, học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học ngay từ lớp 10 đã dành thời gian ôn luyện để lấy chứng chỉ. “Em đặt mục tiêu đạt được thang điểm từ 8 đến 9 để có lợi thế khi xét tuyển vào chuyên ngành ngôn ngữ Anh của các trường". Không như Dũng, khoảng thời gian cuối năm lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12, đa số học sinh mới chọn thi lấy chứng chỉ. Nhiều em cho rằng, quá trình tự học không gặp nhiều khó khăn vì trên internet học liệu khá dồi dào, cũng như có sẵn hệ thống thi thử miễn phí giúp tự đánh giá thực lực.

Nhiều cơ hội ở các trường top đầu đến với các thí sinh khi có chứng chỉ quốc tế. Đơn cử như Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, thí sinh có chứng chỉ IELTS Academic đạt từ 6.5 trở lên (hoặc tương đương) và có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên sẽ được ưu tiên xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Anh và Kinh tế quản lý. Hay, thí sinh muốn vào ngành Y khoa của ĐH Y Hà Nội, có chứng chỉ IELTS 6.5 trở lên sẽ được áp dụng điểm trúng tuyển thấp hơn 3 điểm. Đặc biệt, Học viện Ngoại giao ưu tiên xét tuyển đối với thí sinh có điểm IELTS từ 7.0 trở lên (hoặc tương đương)… Việc ưu tiên này cũng đã áp dụng tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, theo đó, thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế cũng được miễn thi và được quy đổi thành mức điểm xét tuyển từ 7 trở lên tùy từng trường.

Bên cạnh IELTS hay SAT, nhiều trường ĐH ngoài công lập cũng đang mở ra cơ hội cho các loại chứng chỉ mới, đơn cử như bằng DET (Duolingo Englist Test). “DET chấm trên thang điểm 160 cho 4 kỹ năng. Ưu điểm của nó là thủ tục nhanh chóng, chi phí phải chăng và có thể thi trực tuyến mọi lúc, mọi nơi. Nguyễn Hoàng Minh, học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học cho hay, mỗi tuần em dành 2 đến 3 ngày để làm bài thi thử. Em tin thời lượng học tiếng Anh ở trường là đủ để có thể hoàn thành tốt bài thi.

Lịch học các môn trên trường dày đặc, giờ mỗi tuần phải “gánh” thêm 3 buổi luyện đề IELTS khiến em luôn trong tình trạng quá tải, nhưng nếu không học thì tỷ lệ đỗ ở các trường top đầu rất mong manh. Em Ngô Thành Đạt, học sinh lớp 12, Trường THPT Nguyễn Huệ chia sẻ: “Em muốn theo học ngành Khoa học máy tính tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nhưng trường công bố số lượng xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022 chỉ có 10 - 20%. Tỷ lệ này thấp hơn mọi năm rất nhiều, nên em phải lựa chọn ôn thi chứng chỉ IELTS để chắc suất vào trường.

Ngay từ cấp 2, các em cũng đã được bố mẹ quan tâm đầu tư cho việc luyện IELTS. Ảnh: MC

 Không phủ nhận năng lực ngoại ngữ là điều cần thiết đối với học sinh hiện nay. Nó giúp các em có nhiều cơ hội tiếp cận với những tri thức toàn cầu, nhưng việc ưu tiên xét tuyển IELTS khiến hàng loạt học sinh đổ xô đi ôn luyện là điều không nên. Bởi lẽ, không phải thí sinh nào cũng có điều kiện tiếp cận chứng chỉ này. Do đó, việc ưu tiên xét tuyển IELTS sẽ gây ra sự bất bình đẳng giữa các thí sinh tại các vùng miền khác nhau, cô giáo Nguyễn Thị Hằng, một giáo viên có thâm niên trong nghề phân tích.

Mặt khác, việc “nâng tầm” chứng chỉ IELTS trong việc xét tuyển vào các trường đại học sẽ làm mất cơ hội cho những thí sinh đạt điểm cao, nhưng không có chứng chỉ IELTS. Thế nên, nhiều ý kiến cho rằng, thay vì chỉ sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, các trường đại học cũng nên đưa chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (Vstep) đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận vào xét tuyển. Như vậy, học sinh sẽ có một “thước đo” ngoại ngữ chuẩn xác, bình đẳng mà không tốn kém như các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Hay ý kiến khác bày tỏ, nếu lựa chọn tiếng Anh làm một trong những tiêu chuẩn để xét tuyển vào trường đại học, nên chăng, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các trường đại học tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh chung cho học sinh và nâng độ khó, để đảm bảo có một “thước đo” chuẩn xác và bình đẳng.

Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hợp tác quốc tế trong bảo tồn di sản

Với sự hỗ trợ và kết nối của UNESCO, 15 chính phủ, 50 tổ chức phi chính phủ và hơn 10 tổ chức quốc tế đã triển khai các hoạt động hợp tác nghiên cứu bảo tồn di sản Huế, với tổng kinh phí hơn 10 triệu USD.

Hợp tác quốc tế trong bảo tồn di sản
Cơ hội cho du lịch Huế từ đường bay quốc tế

Trong rất nhiều dấu ấn nổi bật của ngành du lịch năm 2023, việc khai thác các đường bay quốc tế tạo ra nhiều gam màu tươi sáng cho bức tranh du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Thừa Thiên Huế hoàn toàn có thể kỳ vọng vào những cột mốc mới từ lượng khách quốc tế, khi họ ngồi trên chuyến bay đáp thẳng xuống sân bay quốc tế Phú Bài.

Cơ hội cho du lịch Huế từ đường bay quốc tế

TIN MỚI

Return to top