Thế giới

Hỗn loạn trong chuỗi cung ứng đang trở nên tồi tệ hơn

ClockThứ Ba, 19/10/2021 15:17
TTH.VN - Nhờ triển khai chương trình tiêm chủng vaccine, nền kinh tế toàn cầu đang dần thoát khỏi đại dịch.

Nhiều nước ASEAN lạc quan về năng lực cạnh tranhAPEC kêu gọi xem xét mọi khía cạnh của phát triển kinh tế35 tỷ USD khắc phục hậu quả thảm họa khói mù ở IndonesiaASEAN cần dùng AEC làm nền tảng cho sự phát triểnKhu vực Đông Nam Á cùng con đường vượt qua đại dịch COVID-19

Hỗn loạn trong chuỗi cung ứng đang là một trong những thách thức lớn mà các nước phải đối mặt. Ảnh minh họa: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Tuy nhiên, COVID-19 lại để lại một vấn đề kinh tế rất nguy hiểm là gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sự lây lan nhanh chóng của virus vào năm 2020 đã khiến các ngành công nghiệp trên khắp thế giới phải đóng cửa và trong khi hầu hết chúng ta đang trong tình cảnh tạm ngừng hoạt động, nhu cầu của người tiêu dùng thấp hơn và hoạt động công nghiệp cũng giảm.

Khi hạn chế phong tỏa được dỡ bỏ, nhu cầu đã tăng vọt. Lúc này, các chuỗi cung ứng bị gián đoạn trong cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu vẫn đang phải đối mặt với những thách thức to lớn, cũng như đang phải vật lộn để phục hồi. Điều này đã dẫn đến sự hỗn loạn cho các nhà sản xuất và phân phối hàng hóa, những người không thể sản xuất hoặc cung cấp hàng nhiều như giai đoạn trước đại dịch bởi nhiều lý do, có thể kể đến như thiếu công nhân, thiếu các nguyên liệu chính, nguyên liệu thô.

Các khu vực khác nhau trên thế giới đã phải trải qua nhiều vấn đề trong chuỗi cung ứng. Điều này đặc biệt được nhìn thấy rõ ràng khi tình hình ngày càng trở nên trầm trọng hơn vì nhiều lý do. Ví dụ, tình trạng thiếu điện ở Trung Quốc đã ảnh hưởng đến sản xuất trong nhiều tháng gần đây; trong khi ở Anh, Brexit là một nhân tố lớn gây ra tình trạng thiếu tài xế xe tải. Mỹ cũng đang phải vật lộn với tình trạng thiếu nhân viên xe tải và Đức cũng chứng kiến cảnh tồn đọng lớn tại các cảng của đất nước.

Tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn

Các chuyên gia như Tim Uy của Moody’s Analytics nhận định rằng những vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng “sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi chúng tiến triển tốt lên”.

Theo ông Tim Uy, khi sự phục hồi kinh tế toàn cầu tiếp tục diễn ra với quy mô lớn, tiến trình sẽ ngày càng bị cản trở bởi sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng đang hiển hiện ở mọi góc cạnh.

“Các biện pháp kiểm soát biên giới và hạn chế di chuyển, chưa có thẻ vaccine toàn cầu và nhu cầu bị dồn nén do người dân mắc kẹt trong nhà đã kết hợp thành một cơn bão hoàn hảo khiến tiến trình sản xuất toàn cầu sẽ bị cản trở. Nguyên do là bởi giao hàng không kịp thời, chi phí và giá cả tăng và kết quả sẽ là tăng trưởng GDP trên toàn thế giới sẽ tăng không mạnh mẽ”, ông tim Uy cho biết thêm.

Được biết, sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, dịch vụ và hàng hóa khác nhau, từ tình trạng thiếu thiết bị điện tử và linh kiện ô tô đến khó khăn trong việc cung cấp thịt, thuốc men và các đồ dùng trong gia đình.

Trong bối cảnh cầu nhiều hơn cung, giá cước vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến Mỹ và châu Âu tăng vọt, cùng lúc tình trạng thiếu tài xế xe tải ở cả hai khu vực này đã làm trầm trọng thêm vấn đề vận chuyển hàng hóa đến điểm đến cuối cùng. Những lý do nêu trên đã dẫn đến mức giá sản phẩm cao khi đến tay người tiêu dùng.

Khủng hoảng chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến tăng trưởng, thu nhập

Khi các nền kinh tế đứng vững trở lại, khủng hoảng chuỗi cung ứng xuất hiện trước mắt như một trong những thách thức lớn nhất mà chính phủ các nước hiện đang phải đối mặt. Những công dân vốn đã trải qua cảm giác chán nản trong mua sắm, nay khi vực lại tinh thần và nhu cầu thì lại thiếu hàng hóa và giá cả cao hơn.

Các quan chức Nhà Trắng trả lời phóng viên hãng tin Reuters cho rằng người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với mức giá cao hơn và chứng kiến những kệ hàng thưa thớt hơn trong mùa lễ hội năm nay và hiện chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực hết sức để giảm tình trạng tắc nghẽn tại các cảng.

Do ảnh hưởng của những vấn đề trong chuỗi cung ứng, trong số các quốc gia và khu vực trên thế giới, Trung Quốc và châu Âu đang trải qua nhiều thách thức về tăng trưởng.

Trong một thông tin có liên quan, các chuyện gia lưu ý, cũng đã bắt đầu nhìn thấy tác động của khủng hoảng chuỗi cung ứng đối với thu nhập.

Nhìn chung, gián đoạn chuỗi cung ứng là vấn đề mà chính phủ các nước phải nỗ lực giải quyết để hướng tới sự phát triển tốt đẹp hơn, toàn diện hơn trong tương lai.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
Ngành hàng không toàn cầu đối mặt nhiều thách thức về giá vé và nhân sự

Theo các chuyên gia trong ngành, ngành hàng không toàn cầu thời hậu đại dịch vẫn không thiếu những thách thức, từ việc giữ giá vé máy bay ở mức phải chăng – nhất là trong các mùa lễ hội khi tỷ suất lợi nhuận “mỏng như dao cạo”, cho đến việc có đủ lực lượng lao động tận tâm với nghề.

Ngành hàng không toàn cầu đối mặt nhiều thách thức về giá vé và nhân sự
Return to top