ClockThứ Hai, 16/09/2019 20:11

Huy động nguồn lực để phát triển toàn diện giao thông vận tải

TTH - Chiều 16/9, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh về tình hình phát triển GTVT trên địa bàn tỉnh. Tiếp và làm việc với đoàn có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khởi công cao tốc Cam Lộ-La Sơn

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể phát biểu tại buổi làm việc

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng

Theo báo cáo của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ - La Sơn thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2017- 2020 (toàn tuyến qua Thừa Thiên Huế 62,5km) được tỉnh xác định là nhiệm vụ chính trị, nên đồng chí Bí thư Tỉnh ủy là trưởng Ban Chỉ đạo. Đến nay, tiến độ GPMB, tái định cư (TĐC), di dời lăng mộ có 1.540 hộ gia đình, tổ chức bị ảnh hưởng; tổng diện tích đất phải thu hồi khoảng 430ha; số hộ TĐC 177 hộ; tổng số lăng mộ cần di dời 794 ngôi mộ và xây mới một khu nghĩa trang. Phấn đấu năm 2019 giải ngân 410/600 tỷ đồng tổng số vốn dự kiến.

Dự kiến kế hoạch GPMB, đối với đoạn không có TĐC, di dời dân cư và mồ mả: đến 30/9/2019 bàn giao 15km mặt bằng; đối với các đoạn bố trí TĐC xen ghép, đến 30/10 dự kiến di dời thêm 17km và đến 30/11 bàn giao thêm 13km; đối với các đoạn tuyến phải di dời các hộ dân về khu TĐC, đến 30/12/2019 bàn giao 10km, phần còn lại bàn giao tháng 2/2020.  

Để kết nối Quốc lộ (QL) 1A với tuyến Cam Lộ - La Sơn, đề nghị Bộ GTVT cho phép nâng cấp, mở rộng tuyến Tỉnh lộ 9 đoạn từ QL1A km 798+350 đến nút giao liên thông tại lý trình km 48+827 của tuyến đường cao tốc với chiều dài 9km bằng kinh phí được trích từ Dự án đầu tư xây dựng cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Cùng tháo gỡ khó khăn

Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, hiện trên địa bàn còn một số dự án giao thông trọng điểm, trong đó có dự án nâng cấp mở rộng QL49B; tuyến đường ven biển; mở rộng, nâng cấp Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài, nâng tổng lượng khách 5 triệu người/năm. Tỉnh đề xuất Bộ GTVT quan tâm bố trí thêm 30 tỷ đồng để hoàn thành giai đoạn 1 dự án nâng cấp mở rộng QL49B; bố trí vốn để đầu tư 9km từ cầu Tư Hiền đến QL1A với kinh phí 170 tỷ đồng; bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện giai đoạn 2 dự án từ Thuận An - Tư Hiền - QL1A với tổng kinh phí 200 tỷ đồng. Đối với tuyến đường ven biển, đề xuất Bộ GTVT xem xét, tham mưu báo cáo Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương cho điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam đoạn qua Thừa Thiên Huế; đồng thời, ủy quyền cho tỉnh được tổ chức lập quy hoạch điều chỉnh để thuận tiện cho việc quản lý đất đai, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.

Càng Hàng không Quốc tế Phú Bài sẽ được nâng cấp mở rộng. Ảnh: Tâm Huệ

Riêng dự án mở rộng, nâng cấp Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài có diện tích thu hồi đất 45,9ha, hiện nay đã cơ bản bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư thi công công trình; đã chi trả bồi thường 40,66/42,12 tỷ đồng. Tỉnh đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo nhà đầu tư sớm khởi công công trình, góp phần phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời, chỉ đạo các hãng hàng không tăng tuyến bay đi/đến Huế; ủng hộ chủ trương, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư Dự án Vận tải hàng không lữ hành Việt Nam do Công ty TNHH Hàng không lữ hành Việt Nam thực hiện tại Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài. Ngoài ra, tỉnh cũng đề xuất bố trí nguồn vốn 950 tỷ đồng để sớm khởi công cầu Nguyễn Hoàng qua sông Hương; bố trí 80 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng đường Phạm Văn Đồng.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ Trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định, giao thông có vị trí rất quan trọng, nếu tổ chức giao thông tốt, có nhiều loại hình giao thông về đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường không sẽ góp phần to lớn cho tỉnh phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, tỉnh cần quan tâm nguồn lực cho phát triển giao thông toàn diện. Về cao tốc La Sơn - Túy Loan, cơ bản trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành, đề nghị lãnh đạo tỉnh chỉ đạo tháo gỡ khó khăn giúp hoàn thành tốt các công đoạn cuối cùng về đường gom, hành lang an toàn giao thông. Bộ sẽ bố trí đủ vốn như Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo. Vì vậy, đề nghị lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các huyện đẩy nhanh công tác GPMB cho dự án.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể ủng hộ các kiến nghị của địa phương và nhận thấy những đề xuất trên là hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển, Bộ trưởng giao các ban, đơn vị thuộc bộ nghiên cứu lại, lập báo cáo đề xuất Chính phủ, Quốc hội phân bổ nguồn vốn cho nhiệm kỳ tới, bộ sẵn sàng cùng với địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc...

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lãi suất huy động tăng, người dân lo ngại áp lực lãi suất

Lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng đang có xu hướng điều chỉnh tăng, dù con số điều chỉnh vẫn ở ngưỡng thấp. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra lo ngại nếu lãi suất huy động tiếp tục được điều chỉnh sẽ gây áp lực lên nền kinh tế khi hoạt động kinh doanh của người dân, doanh nghiệp mới chỉ có dấu hiệu phục hồi.

Lãi suất huy động tăng, người dân lo ngại áp lực lãi suất
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Huy động tiền gửi tạo nguồn lực cho tín dụng chính sách

Cùng với nguồn vốn phân bổ từ Trung ương hay vốn ủy thác từ chính quyền các cấp sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phục vụ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, nguồn vốn huy động từ người dân, doanh nghiệp và các tổ chức cũng góp một phần quan trọng nâng cao chất lượng đời sống người dân, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Huy động tiền gửi tạo nguồn lực cho tín dụng chính sách
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

TIN MỚI

Return to top