Thế giới

IMF: Thế giới đã bước vào giai đoạn khủng hoảng

ClockThứ Bảy, 28/03/2020 14:59
TTH.VN - Đại dịch COVID-19 đã và đang khiến nền kinh tế toàn cầu suy thoái. Điều này đòi hỏi một nguồn hỗ trợ cực kỳ lớn để giúp các nước đang phát triển vượt qua khủng hoảng, Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhận định.

IMF: Kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi vào năm 2021IMF: Cần tháo gỡ các rào cản thương mại để vực dậy tăng trưởng toàn cầuIMF cảnh báo: Nợ hộ gia đình gia tăng có thể gây khủng hoảng tài chínhIMF gia hạn quỹ khủng hoảng trị giá 250 tỷ USDIMF: Cần những nỗ lực to lớn hơn cho cuộc khủng hoảng tị nạn

Thế giới đã bước vào giai đoạn khủng hoảng do tác động của dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Dân trí

Cụ thể, nữ lãnh đạo cho biết: “Rõ ràng là chúng ta đã bước vào giai đoạn khủng hoảng” thậm chí còn tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hồi năm 2009.

Khi kinh tế thế giới “dừng đột ngột”, bà Kristalina Georgieva ước tính, nguồn quỹ dự kiến cần thiết cho nhu cầu tài chính chung của các thị trường mới nổi là 2,5 nghìn tỷ USD.

Trong bối cảnh hiện nay, hơn 80 quốc gia, chủ yếu là các nước có thu nhập thấp đã và đang yêu cầu viện trợ khẩn cấp từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Được biết, trước những chính sách của các quốc gia trong mùa đại dịch, Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva cũng hoan nghênh gói kích thích kinh tế trị giá 2,2 nghìn tỷ USD được Thượng viện Mỹ thông qua. Theo bà, điều này là hoàn toàn cần thiết để nâng đỡ nền kinh tế lớn nhất thế giới chống lại sự suy giảm đột ngột của các hoạt động kinh tế.

Cập nhật thống kê từ trang Worldmeters, tính đến 5h22p ngày 28/3 (tức 12h22p cùng ngày theo giờ Việt Nam), trên thế giới đã có tổng cộng 597.458 ca dương tính với COVID-19. Số ca tử vong hiện đang ở mức 27.370 trường hợp và 133.373 người đã bình phục.

Trên toàn cầu, Mỹ đang là ổ dịch lớn nhất thế giới với 104.256 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 1.704 ca tử vong. Theo sau đó là Italy với 86.498 ca dương tính nhưng có đến 9.134 người tử vong và Trung Quốc là 81.394 ca nhiễm, với 3.259 người tử vong.

Để ngăn chặn đại dịch lây lan, một số quốc gia, đơn cử như tại Nhật Bản, chính quyền đã kêu gọi người dân hạn chế ra ngoài hết mức có thể. Song vẫn có rất nhiều người ở thủ đô Tokyo và Osaka vẫn tiếp tục cuộc sống bình thường như khi dịch bệnh chưa xảy ra. Hay ở Australia, nước này đã và đang tăng cường thực thi các biện pháp cách ly xã hội vào ngày 28/3, như triển khai chế tài phạt hành chính, đóng cửa các bãi biển và áp dụng những biện pháp mạnh hơn khi có người cố tình không tuân thủ yêu cầu hạn chế đi lại.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA, Worldmeters & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF):
Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại

Lạm phát đang giảm nhanh hơn dự kiến nhưng vẫn chưa bị đánh bại hoàn toàn, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 11/4 cho biết; đồng thời kêu gọi các ngân hàng trung ương điều chỉnh một cách cẩn thận các quyết định về cắt giảm lãi suất dựa trên các dữ liệu sắp tới.

Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top