ClockThứ Sáu, 08/03/2019 17:13

Kết nối tốt làm tăng lưu lượng du lịch và liên kết thương mại cho ASEAN

TTH.VN - Chỉ trong một thập kỷ kể từ khi thỏa thuận đầu tiên được ký kết nhằm tự do hóa các dịch vụ hàng không ở Đông Nam Á, lưu lượng hành khách trong các nước ASEAN đã tăng hơn 90%, nhờ vào sự tăng trưởng du lịch mạnh mẽ, bài viết trên Straitstimes sáng nay (8/3) cho biết.

Khai mạc Năm giao lưu truyền thông Trung Quốc-ASEAN tại Bắc KinhTrung Quốc & ASEAN trở thành thị trường hàng đầu của nông thuỷ sản Hàn Quốc

Khách du lịch Trung Quốc chụp ảnh ở Singapore. Ảnh: Nikkei

Thứ trưởng Bộ Giao thông Singapore Lam Pin Min cho rằng, các quốc gia được hưởng lợi rất nhiều từ sự kết nối rộng lớn trong khu vực, và quan hệ chặt chẽ hơn giữa ASEAN với Trung Quốc cũng góp phần làm tăng liên kết hàng không giữa cả hai thị trường.

Năm ngoái, số lượng khách du lịch Trung Quốc đến Đông Nam Á đạt 25 triệu, tăng từ con số 10 triệu trước khi ký Hiệp định vận tải hàng không Asean-Trung Quốc năm 2011. Kể từ sau hiệp ước, số lượng liên kết hàng không trực tiếp đã tăng hơn 5 lần đến hơn 500, cung cấp các lựa chọn linh hoạt và thuận tiện hơn trong việc du lịch giữa Trung Quốc và khu vực ASEAN.

Riêng với Singapore, số lượng du khách Trung Quốc đến nước này cũng tăng từ 1,6 triệu lên 3,4 triệu người, Thứ trưởng Lam báo cáo trước Quốc hội. Theo ông, liên kết hàng không rộng lớn của Singapore với Trung Quốc giúp kết nối hành khách Trung Quốc với khu vực, trong đó hành trình du lịch đến Singapore / Malaysia / Thái Lan được xem là một tour phổ biến.

Đáng chú ý, các cuộc đàm phán về các thỏa thuận vận tải hàng không giữa ASEAN và Liên minh châu Âu (EU), và giữa ASEAN và Nhật Bản, cũng đang diễn ra. "Những thỏa thuận này sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế và cho phép các ngành công nghiệp hàng không của các quốc gia này khai thác tốt hơn thị trường châu Á-Thái Bình Dương", Thứ trưởng Lam nhận định.

Tương tự, kết nối hàng hải cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ khu vực đang phát triển. Các cảng của Singapore, với mạng lưới trung chuyển mạnh mẽ đến các cảng khác trong ASEAN, giúp đảm bảo hàng hóa được sản xuất trong khu vực có thể lưu thông một cách hiệu quả trên toàn thế giới. Song song đó, các tuyến thương mại hàng hải mới cũng đang được phát triển. Hành lang giao thương đường biển quốc tế mới theo Sáng kiến ​​Trung Quốc-Singapore (Trùng Khánh) giúp đẩy nhanh tốc độ di chuyển để vận chuyển hàng hóa đến Trung Quốc, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các doanh nghiệp ở ASEAN.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, bằng giai đoạn “hoàng kim” năm 2019. Thừa Thiên Huế là một trong địa phương có thế mạnh về du lịch. Để góp phần đưa du lịch Việt Nam tăng tốc trên “đường đua”, du lịch Cố đô cần tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhất là hợp tác thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và các nước.

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

TIN MỚI

Return to top