Thế giới

Khám phá tiềm năng ở khu vực Nam Á

ClockThứ Sáu, 24/12/2021 11:49
TTH.VN - Nam Á, nơi sinh sống của gần 2 tỷ người, là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới trong 10 năm vừa qua. Tuy nhiên, thương mại hóa nội vùng thấp hơn nhiều so với mức dự kiến, qua đó cho thấy sự lan tỏa về phát triển trong khu vực được hình thành từ sự tăng trưởng của một số quốc gia riêng lẻ đã bị hạn chế.

Alibaba thiết lập mục tiêu đầy tham vọng ở Lazada Đông Nam ÁCampuchia kêu gọi Á - Âu củng cố quan hệ thương mạiĐông Nam Á: Các nhà bán lẻ trực tuyến lạc quan về tăng trưởngSingapore đặt mục tiêu trở thành trung tâm thương mại điện tử hàng đầu châu ÁChâu Á - Thái Bình Dương sẽ trở thành siêu cường của thế giới

Nam Á là khu vực có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai rất lớn. Ảnh minh họa: Congthuong.vn

Các chuyên gia nhận định, thương mại là một phương tiện dẫn dắt tăng trưởng, tạo việc làm và giảm nghèo. Cùng với đó, việc hiểu và giải quyết những yếu tố cản trở sự tham gia nhiều hơn của các nước vào tiến trình thúc đẩy quá trình phát triển là rất quan trọng.

Cụ thể, trong báo cáo Trọng điểm Kinh tế Nam Á mới nhất, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng trung bình hằng năm của khu vực trong giai đoạn 2020 – 2023 sẽ chạm mốc 3,4%, thấp hơn so với những gì đạt được trong giai đoạn 4 năm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Sự phục hồi của Nam Á sẽ phụ thuộc nhiều vào việc nắm bắt đầy đủ các cơ hội kinh doanh địa phương, khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, mức độ tham gia của các nước nội khối vẫn còn nhiều hạn chế ở khoảng 5% trong tổng kim ngạch thương mại, so với 50% ở Đông Á và 60% ở châu Âu.

Các chuyên gia kinh tế khu vực kỳ vọng rằng, thương mại và đầu tư nội khối sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp động lực cần thiết cho sự phục hồi kinh tế toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ đang phát triển nhanh chóng, nhất là trong bối cảnh tình hình đại dịch diễn biến phức tạp vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đáng chú ý, nhu cầu ngày càng tăng về hàng hóa và dịch vụ trong khu vực đang tạo nên những cơ hội vô cùng có ý nghĩa cho các doanh nghiệp Nam Á muốn mở rộng và đa dạng hóa. Tuy nhiên, kiến thức hạn chế về bối cảnh kinh tế và đầu tư tại thị trường của các nước láng giềng, cùng với mức độ tin cậy song phương thấp đã khiến chi phí tăng, đồng thời cũng hạn chế sự tham gia của các quốc gia trong khu vực.

Các cơ hội và thách thức ở Nam Á đã được nhấn mạnh trong một hội thảo trên web, được diễn ra gần đây do Nhóm Ngân hàng Thế giới phối hợp với Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC). Trong đó, các nhà đầu tư hàng đầu cùng các nhà hoạch định chính sách đã thảo luận về cách thức làm thế nào để các nhà đầu tư nội vùng có thể thúc đẩy sự phục hồi mạnh mẽ và nhanh chóng, cũng như đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế của Nam Á.

Đối mặt với vấn đề này, một số giải pháp đã được thảo luận trong bản báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới (WB) – Những người tiên phong về đầu tư trong khu vực Nam Á: Thành quả của việc hiểu các nước láng giềng, khám phá tiềm năng đầu tư nội vùng, cũng như bàn về một số hạn chế ít được chú ý trong quá khứ.

Sanjay Kathuria, đồng tác giả của báo cáo cho biết: “Đối với Nam Á, có tiềm năng chưa được hiện thực hóa. Đó là tiềm năng cho thương mại khu vực để tạo ra động lực, vốn thường vắng mặt trong thương mại thế giới. Do đó, cần có sự tiếp thu và năng lượng để khám phá sâu hơn khu vực với động lực mới, bởi các cơ hội đã một lần nữa đến gõ cửa chúng ta”.

Trong một thông tin có liên quan, đầu tư nội vùng vào Nam Á tương đối nhỏ, chỉ 3 tỷ USD vào năm 2017. FDI trong và ngoài khu vực chỉ lần lượt chiếm 0,6% và 2,7% trên tổng FDI toàn cầu.

Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu đáng mừng. Cụ thể, đầu tư từ các quốc gia nhỏ hơn đang tăng lên, bất chấp rằng mức đầu tư từ Ấn Độ, cho đến nay vẫn là nền kinh tế lớn nhất Nam Á, vẫn chiếm ưu thế.

Để mở ra tiềm năng của khu vực, bản báo cáo nhấn mạnh có hai yếu tố cần được thúc đẩy, đó là kết nối tri thức và đầu tư nội vùng.

Trước nhiều giải pháp và ví dụ được đưa ra, các chuyên gia nhận định, có rất nhiều cơ hội trong khu vực nếu mọi người hình thành tư duy cởi mở về những gì họ muốn khám phá. Thế giới ngoài kia là rất tuyệt vời để tìm hiểu sâu hơn. Khu vực hoàn toàn có thể xây dựng nhiều kết nối hơn trong tương lai.

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Return to top