ClockThứ Ba, 12/12/2017 20:29

Kinh tế Internet Đông Nam Á “tăng trưởng chưa từng có”

TTH - Theo một nghiên cứu do Google và công ty đầu tư Temasek Holdings của Singapore công bố ngày 12/12, với "sự tăng trưởng chưa từng có", nền kinh tế Internet ở khu vực Đông Nam Á được dự kiến​ đạt 50 tỷ USD trong năm nay.

Nền kinh tế Internet ở khu vực Đông Nam Á dự kiến tăng lên 200 tỷ USD đến năm 2025. Ảnh: Getty Images

Vững chắc

Tất cả các lĩnh vực, bao gồm du lịch trực tuyến, phương tiện truyền thông trực tuyến, thương mại điện tử và dịch vụ ride-hailing (vận chuyển bằng xe hơi hoặc xe máy, như Uber và Grab…), chứng kiến ​​"sự tăng trưởng vững chắc" trong năm 2017.

Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 27%, vượt xa dự đoán ban đầu là 20%, khu vực đang trên "quỹ đạo vững chắc" để vượt dự đoán ban đầu đối với nền kinh tế web, tăng lên khoảng 200 tỷ USD đến năm 2025.

Nghiên cứu này khẳng định, đây là khu vực Internet phát triển nhanh nhất trên thế giới, cơ sở người dùng Internet ở Đông Nam Á không có dấu hiệu chậm lại. Vào cuối năm nay, sẽ có 330 triệu người dùng Internet hoạt động mỗi tháng, tăng hơn 70 triệu người dùng mới kể từ năm 2015.

Đáng chú ý, điện thoại di động là điểm truy cập, cũng là động lực thúc đẩy nền kinh tế Internet của khu vực. Hơn 90% người sử dụng Internet ở Đông Nam Á đang sử dụng điện thoại thông minh. Họ dành trung bình 3,6 giờ mỗi ngày sử dụng Internet di động, nhiều hơn ở bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới.

Thương mại điện tử và dịch vụ ride-hailing

Trên khắp các lĩnh vực, thương mại điện tử và các dịch vụ ride-hailing dẫn đầu với mức tăng trưởng trên 40%.

Đối với lĩnh vực thương mại điện tử, các yếu tố tăng trưởng bao gồm sự bùng nổ của người tiêu dùng và sức tăng đáng kể của các sàn thương mại điện tử, như Lazada và Shopee, cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa các nền tảng dễ truy cập để giao dịch trực tuyến và tiếp cận những người tiêu dùng mới.

Năm 2017, tổng doanh thu thương mại điện tử ở khu vực Đông Nam Á đạt 10,9 tỷ USD, tăng so với mức 5,5 tỷ USD trong năm 2015.

Ông Rajan Anandan, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Google tại Đông Nam Á và Ấn Độ cho rằng, xu hướng tiêu dùng trên đồng nghĩa với tốc độ tăng trưởng hiện tại trong lĩnh vực thương mại điện tử sẽ có khả năng tiếp tục.

Ngoài ra, "sự tăng trưởng ngoạn mục" cũng đang được chứng kiến đối với các dịch vụ ride-hailing của khu vực, dự kiến ​​tăng gấp đôi tổng giá trị giao dịch (GMV) lên tới 5,1 tỷ USD vào năm 2017, so với cách đây 2 năm.

Sự năng động trong lĩnh vực thương mại điện tử và các dịch vụ ride-hailing ở Đông Nam Á cũng thu hút được những hoạt động đầu tư đáng kể.

Theo đó, hơn 12 tỷ USD vốn đã được các công ty Internet của Đông Nam Á thu về từ giữa năm 2016 đến quý thứ III năm 2017, tăng từ mức 1 tỷ USD trong năm 2015.

LÊ THẢO

(Tổng hợp và lược dịch từ CNA, News Headlines & Interceder)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nắng nóng cực đoan bao trùm Đông Nam Á

Nắng nóng cực đoan xảy ra trên nhiều khu vực ở Nam và Đông Nam Á, khiến các trường học trên khắp Philippines phải tạm dừng các lớp học, trong khi cảnh báo nắng nóng được đưa ra ở thủ đô của Thái Lan.

Nắng nóng cực đoan bao trùm Đông Nam Á
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top