ClockThứ Tư, 29/08/2018 12:30

Bảo tồn, phát triển cây đặc sản

TTH - Dù sản lượng không nhiều, nhưng nhiều loại cây đặc sản địa phương của Huế có hương vị rất đặc trưng, có thể lưu giữ và nhân rộng để phát triển sản xuất thực phẩm và phục vụ du lịch.

Ngọt thanh hương vị nhãn lồng

Ngoài thanh trà là đặc sản chủ lực với diện tích chỉ riêng phường Thủy Biều khoảng 150 ha, hiện TP. Huế có nhiều loại cây có thể xem là sản vật của địa phương như nhãn, măng cụt, dâu, cam, tiêu, vả… Phần lớn những loại cây này trồng xen trong vườn nhà nên sản lượng không nhiều, tuy nhiên đều là những loại quả ngon, cần được bảo tồn nguồn gen bản địa và phát triển sản xuất hàng hóa.

Nhãn lồng Huế - một trong những loại trái ngon nức tiếng. Ảnh: P. Thành

Vả là một loại cây được trồng khá phổ biến ở các vùng đồi của các phường An Tây, Thủy Xuân và Thủy Biều. Loài cây này thích nghi với thổ nhưỡng và khí hậu của vùng nên không cần chăm bón vẫn phát triển. Vả trồng ở Huế có vị ngọt, không bị chát như các địa phương khác. Năm 2015, món ăn chế biến từ vả được Tổ chức Kỷ lục Việt nam xếp vào 50 món ăn đặc sản quốc gia. Hiện, quả vả không chỉ dùng để chế biến các món ăn, mà còn được dùng làm nguyên liệu chế biến trà - thức uống dược liệu có tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt, điều trị bệnh dạ dày, táo bón, hạn chế cholesterol.

Ông Trần Tuấn Hưng, Chủ tịch Hội Nông dân (HND) phường Thủy Biều cho biết, địa bàn phường có rất nhiều hộ dân trồng vả trong vườn, tuy nhiên tập trung chỉ có 2 hộ dân ở khu vực Trường Đá, đường Huyền Trần Công Chúa với diện tích mỗi hộ khoảng 2.500 m2, song giá trị kinh tế của cây không cao, do khi đúng mùa thì quả nhiều, chỉ vài nghìn đồng/kg nhưng vào thời điểm tết, nhu cầu tăng cao thì cây lại không có trái. Phường đang mong muốn có giải pháp để bảo quản hoặc cho vả ra trái vụ để có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Theo Phó Chủ tịch UBND phường Thủy Xuân, bà Trần Thị Ngọc, diện tích trồng vả trên địa bàn phường khoảng 5 ha, bà con trồng trong vườn nhưng do giá trị không cao nên số lượng ngày càng ít. Mới đây khi biết được thông tin có doanh nghiệp (DN) trong tỉnh thu mua với giá ổn định 10.000 đồng/kg để chế biến thành sản phẩm trà vả, địa phương rất mong có sự kết nối với DN này để đầu ra sản phẩm này ổn định, nâng cao giá trị của cây vả. Bởi “chỉ như thế, người dân mới không chặt bỏ, quan tâm chăm sóc tốt hơn loại cây có thể coi là đặc sản này”, bà Ngọc trăn trở.

Bà Nguyễn Thị Bích Tuyết, Chủ tịch HND TP. Huế cho biết, có nhiều địa phương trồng sen, tuy nhiên sen Huế là một thương hiệu rất được du khách ưa chuộng bởi chất lượng cao, có vị rất đặc biệt, nhất là giống sen Tịnh hương thơm nhẹ, hạt nặng và rất bở khi hầm. Để nâng cao thu nhập cho nông dân, hội đang khảo sát, tổ chức tập huấn, tạo mối liên hệ cùng học tập trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng và tạo sự đồng nhất về chất lượng cây sen, tiến tới có thể xây dựng thương hiệu “sen Huế” ở mức hàng hóa.

Giải pháp để xây dựng thương hiệu và phát triển cây đặc sản Huế là rất cần thiết, và tùy từng loại cây để có thể bảo tồn gen, sản xuất hàng hóa, lưu giữ để làm phong phú các loại cây trong vườn, hay đưa vào phục vụ du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm homestay, bởi thực tế các vườn cây hoa trái đa dạng luôn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách. Tuy nhiên, để các loại sản vật này không bị mai một theo thời gian cần có sự hỗ trợ, định hướng của chính quyền địa phương với kế hoạch và giải pháp cụ thể, bên cạnh đó cũng cần có những ý tưởng kinh doanh sáng tạo của các DN để có được đầu ra lâu dài cho nông dân.

HND TP. Huế vừa tổ chức thống kê các hộ trồng sen trên địa bàn. Theo đó, có 45 hội viên, nhóm hội viên nông dân có diện tích trồng sen ở 13 phường của TP với tổng diện tích khoảng 25 ha, trong đó các phường có nhiều hộ trồng như Thuận Lộc (9 hộ), phường An Hòa (8 hộ), phường An Tây (14 hộ).     

                                                                                             

Quang Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top