ClockThứ Sáu, 08/04/2016 05:26

Lao động dệt may: Thiếu cả thầy lẫn thợ

TTH - Số lượng doanh nghiệp tham gia sản xuất hàng dệt may trên địa bàn ngày càng tăng là tín hiệu vui đối với ngành công nghiệp tỉnh. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là thiếu trầm trọng nguồn lao động phục vụ nhu cầu sản xuất.

Vinatex Hương Trà đang chiêu sinh và tuyển dụng 500 lao động phục vụ việc mở rộng nhà máy từ 15 lên 19 chuyền may

Thiếu thợ

Công ty TNHH May Vinatex Hương Trà ở cụm công nghiệp Tứ Hạ (thị xã Hương Trà) hiện có 700 lao động. Với mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu năm 2016 lên 3,4 triệu USD, tăng 20% so với năm 2015, hiện DN chuẩn bị mở rộng thêm 4 chuyền may và tuyển dụng 500 lao động vào làm việc, nâng tổng số chuyền may của nhà máy lên 19 chuyền

Phó Giám đốc Công ty TNHH May Vinatex Hương Trà Lê Thanh Liêm cho biết: Do gặp khó khăn về khâu tuyển dụng lao động nên hiện DN chưa triển khai dự án mà đang đẩy mạnh việc truyền thông để thu hút công nhân may từ các tỉnh phía Nam về Huế làm việc đồng thời và đưa ra các chế độ ưu đãi để thu hút nguồn lao động tại các địa phương. DN đang phối hợp với trung tâm dạy nghề các huyện, thị xã như Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền để chiêu sinh và tổ chức các khóa đào tạo nghề, đồng thời đầu tư đội xe buýt đưa đón công nhân tại các địa phương như Bình Điền, thị trấn Sịa… để thu hút người lao động đến với nhà máy.

Tương tự, cuối năm 2016, nhà máy may 4 với tổng mức đầu tư 70 tỷ đồng của Công ty CP Dệt may Huế ở KCN Phú Đa chính thức đi vào hoạt động. Với quy mô 16 chuyền may hiện đại chuyên sản xuất hàng dệt may xuất khẩu, nhà máy sẽ tuyển dụng trên 800 lao động vào làm việc. Do ở KCN Phú Đa hiện có khá nhiều nhà máy sản xuất, trong đó có nhà máy may Thiên An Phú thu hút gần 1 ngàn lao động nên khâu tuyển dụng lao động đang là vấn đề nan giải. “Do nguồn lao động ở các vùng xung quanh KCN Phú Đa đang khan hiếm nên ngay từ đầu năm 2016, DN triển khai khâu tuyển dụng và cũng gặp không ít khó khăn”, Giám đốc điều hành Công ty CP Dệt may Huế, ông Nguyễn Văn Phong chia sẻ.

Tăng cường đào tạo

Tại Công ty Scavi Huế ở KCN Phong Điền, giữa tháng 4/2016 DN chính thức đưa vào hoạt động nhà máy may 3 với quy mô 24 chuyền may, giải quyết việc làm cho trên 1 ngàn lao động và đưa tổng số lao động tại 3 nhà máy lên 5.500 người. Tuy nhiên, hiện khó khăn lớn nhất của DN là thiếu đội ngũ lao động có tay nghề và kỹ thuật cắt may chuyên nghiệp. Mặt khác, để tuyển dụng đủ số lượng lao động phục vụ hoạt động sản xuất, DN phải đầu tư hệ thống xe đưa đón để đưa đón công nhân ở các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh và tỉnh Quảng Trị, đồng thời có chế độ đãi ngộ công nhân như xây dựng nhà ở miễn phí, hỗ trợ tiền xăng xe và chi phí thuê nhà trọ…

Giám đốc Công ty Scavi Huế, ông Trần Văn Mỹ cho biết: “Để thực hiện mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu năm 2016 lên 75 triệu USD, tăng 30% so với năm 2015, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đối tác xuất khẩu, ngay từ đầu năm 2016, DN triển khai khâu tuyển dụng lao động và mở các khóa đào tạo nghề may, kỹ thuật và quản lý chuyền cho người lao động. Tuy nhiên, khó khăn ở đây không chỉ thiếu lao động mà còn thiếu cả đội ngũ lao động có tay nghề để quản lý chuyền và phụ trách kỹ thuật.”

Theo lãnh đạo một số DN sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tỉnh, hiện khó khăn lớn nhất của các DN không chỉ là thiếu lao động mà còn gặp nhiều khó khăn khi đa số lực lượng lao động của ngành dệt may chủ yếu chuyển từ nghề nông nên năng suất lao động thấp, kỹ thuật yếu và chưa có tác phong công nghiệp. Mặc khác, do chưa qua các trường lớp đào tạo nên không chỉ thiếu thợ, mà nhiều DN còn thiếu cả “thầy”! “Do trên địa bàn tỉnh hiện vẫn chưa có các trung tâm đào tạo chuyên ngành may công nghiệp nên bản thân các DN dệt may phải tổ chức các khóa đào tạo nghề ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu sản xuất; còn đội ngũ quản lý, kỹ thuật phải liên kết với các trung tâm đào tạo ở TP. Hồ Chí Minh để mở kháo đào tạo. Trong khi có khá nhiều cử nhân nộp hồ sơ vào làm việc nhưng lại không qua đào tạo chuyên ngành may nên DN phải đào tạo lại từ đầu khá bất tiện”, ông Lê Thanh Liêm chia sẻ.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế) thông báo tuyển dụng lao động đợt 1...

Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn

TIN MỚI

Return to top