ClockThứ Ba, 22/09/2015 16:27

Đảm bảo thông tin liên lạc trong mọi tình huống

TTH - Các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh chuẩn bị các phương án cụ thể, sẵn sàng xử lý, khôi phục thông tin nhanh nhất khi có sự cố xảy ra.
Thi công cáp thuê bao trên cột ở A Lưới

Hằng năm, vào mùa mưa bão, nhiều tuyến đường giao thông ở Quảng Điền bị chia cắt do ngập sâu. Mất điện là “chuyện thường ngày ở huyện” nên công tác đảm bảo thông tin liên lạc (TTLL) ở vùng trũng này luôn gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng cây đổ đè ngã trụ, đứt dây thuê bao, đứt cáp... không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn ảnh hưởng đến quá trình TTLL. 

“Tại đây, chúng tôi quản lý 19 trạm viễn thông (trong đó, có 2 trạm ở Hải Dương và Hương Phong thuộc Hương Trà); thường năm, công tác khắc phục, xử lý trong và sau lũ không chỉ vất vả, nguy hiểm đến tính mạng mà còn rất tốn kém. Tốn kém vì nguồn nguyên, nhiên liệu dự phòng rất cao. Nguy hiểm vì phải di chuyển trong lũ đến các xã chủ yếu bằng ghe, thuyền. Vì vậy, vào mùa mưa bão, Trung tâm luôn có đội ứng trực 24/24h”, ông Trần Thuận, Giám đốc Trung tâm Viễn thông huyện Quảng Điền chia sẻ.
Tại Trung tâm hiện đã được trang bị một trạm vệ tinh thông tin mặt đất do Bưu điện Trung ương đầu tư gồm: 1 thiết bị thu phát sóng, 1 màn hình, 6 line (thuê bao) thoại cố định luôn ở trạng thái sẵn sàng để có thể liên lạc trong tình huống khẩn cấp khi các tuyến cáp bị “tê liệt”, ông Thuận cho hay.
Hồ chứa nước Thọ Sơn, phường Hương Xuân (Hương Trà) có ý nghĩa rất lớn trong phát triển kinh tế địa phương. Vì vậy, việc đảm bảo liên lạc thông suốt trong mùa mưa bão quan trọng không kém công tác bảo đảm an toàn cho hồ chứa nước. Ông Ngô Hòa, Trạm trưởng Trạm Khe Ngang – Thọ Sơn nói: “Trạm chúng tôi có 8 người, quản lý 2 hồ chứa nước Thọ Sơn và Khe Ngang nên hệ thống TTLL gồm mạng vô tuyến điện và mạng điện thoại cố định phải luôn được đảm bảo tốt nhất. Mùa khô thì vận hành điều tiết nước và mùa lũ thì kiểm tra, báo cáo cho các cấp chính quyền, ban, ngành liên quan nếu có tình huống xấu để kịp thời ứng phó. Nhờ đó, nhiều năm qua chưa có sự cố nghiêm trọng nào xảy ra”.  
Trong kịch bản PCLB của Viettel Thừa Thiên Huế, các biện pháp trọng tâm ứng phó với tình huống trước, trong và sau bão lụt được xây dựng khá chi tiết. Các tình huống như: mất điện diện rộng và cùng lúc đứt 2 tuyến cáp cũng đã được đặt ra. “Viettel Thừa Thiên Huế hiện có 418 trạm BTS. Ngoài bảo dưỡng lớn cho 96 trạm và định kỳ cho các trạm còn lại, năm nay, chúng tôi đầu tư gần 500 triệu đồng để lắp gá chống xoay và lắp thêm 1 tầng dây co để tăng chịu lực cho 96 trạm BTS ven biển; đồng thời, tiến hành chặt cây ở khu vực xung quanh các cột ăn ten, góp phần giảm nguy cơ sập, đổ ngã các trạm BTS trong mùa mưa bão. Dự kiến đến 30/9 này sẽ hoàn thành”, Phó Giám đốc kỹ thuật Nguyễn Văn Vũ cho biết.
Tương tự, VNPT Thừa Thiên Huế đã tập trung nhân lực và vật lực, chủ động ứng phó và khắc phục kịp thời những sự cố nghẽn thông tin do bão lũ gây ra. Theo Phó Giám đốc Nguyễn Nhật Quang: Ngoài kiện toàn BCH phòng chống lụt bão (PCLB), VNPT còn xây dựng phương án, kịch bản ứng phó toàn diện với nhiều nội dung sát thực phù hợp với đặc điểm từng vùng. Rà soát lại các vị trí xung yếu ở cơ sở, bảo dưỡng mạng lưới thông tin; lập danh sách các trạm BTS được ưu tiên theo cấp độ 1,2,3; củng cố mạng ngoại vi; gia cường các tuyến cáp treo; tối ưu và nâng cao độ an toàn mạng truyền tải, sửa chữa các tuyến cáp quang xung yếu... Tất cả các hoạt động trên đều phải hoàn tất trước 1/10. Ngoài ra, VNPT còn phối hợp chặt chẽ với các địa phương, doanh nghiệp có liên quan trong việc mở rộng vùng phủ sóng di động nhằm đảm bảo nâng cao năng lực phục vụ thông tin trong mùa bão lụt.
Liên Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp sức đồng bào dân tộc thiểu số

Với mục tiêu đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong hành trình thoát nghèo bền vững, thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện A Lưới thường xuyên phối hợp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn chuyển tải nguồn vốn ưu đãi đến người dân để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm. Nhờ đó, nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Tiếp sức đồng bào dân tộc thiểu số
Giải phóng mặt bằng phải “đi trước một bước”

Dự án thi công chậm, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công không đáp ứng được theo yêu cầu, nguyên nhân bắt nguồn từ những vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng là câu chuyện “biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Dù vậy, vẫn chưa có một kịch bản cụ thể nào cho công tác giải phóng mặt bằng, nhất là các dự án trọng điểm nhằm giải bài toán vướng mắc trong đầu tư

Giải phóng mặt bằng phải “đi trước một bước”
Hài hòa mục tiêu tăng trưởng & chất lượng tín dụng

Khó khăn kinh tế đang tạo nên áp lực không nhỏ các cho tổ chức tín dụng khi nguy cơ nợ nhóm 2 (khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ) và nợ tiềm ẩn nợ xấu tăng mạnh tạo nên những rủi ro trong an toàn hệ thống tín dụng.

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng  chất lượng tín dụng
Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung: Cần không gian đúng nghĩa

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung (gọi tắt Bảo tàng) được thành lập từ năm 2009 và chính thức mở cửa không gian trưng bày mẫu vật từ năm 2020. Tuy còn "sơ khởi", nhưng các khu trưng bày của Bảo tàng đã thu hút nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giới trẻ đam mê đến tìm hiểu, trải nghiệm về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung Cần không gian đúng nghĩa
Return to top