ClockThứ Bảy, 15/08/2015 11:04

Đánh giá tác động của NDT đến nền kinh tế Việt Nam

TTH.VN - Ngày 14/8/2015, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp với các Ban, Bộ ngành, cơ quan liên quan về việc đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giảm giá và những tác động, ảnh hưởng có thể đến nền kinh tế Việt Nam.

Trong những ngày qua, thị trường tài chính, tiền tệ thế giới và khu vực đã bị tác động mạnh bởi việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thực hiện chính sách điều chỉnh giảm tỷ giá đồng Nhân dân tệ; chỉ trong 3 ngày 11-13/8, đồng Nhân dân tệ đã mất giá 4,6% (trong đó ngày 11/8 giảm 1,9%, ngày 12/8 giảm 1,6% và ngày 13/8 giảm 1,1%). Việc đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giảm giá đã tác động tức thì đến tỷ giá, thị trường ngoại tệ, thị trường chứng khoán và có thể tác động đan xen cả những thuận lợi và khó khăn đến nền kinh tế nước ta trong thời gian tới.

Trước tình hình đó, ngay trong ngày 11/8, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ động điều chỉnh kịp thời và với cách thức phù hợp khi tăng biên độ tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ tăng từ +/-1% lên +/-2%. Việc điều chỉnh này có tính đến các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường tài chính, tiền tệ, thương mại, đầu tư… và bảo đảm lợi ích chung của nền kinh tế. Từ ngày 14/8, thị trường ngoại tệ đã có xu hướng ổn định trở lại, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng đã giảm thấp hơn so với mức trần, bảo đảm thanh khoản thị trường.

Sau khi nghe báo cáo của Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, các Bộ: Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp bước đầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành.

Phó Thủ tướng yêu cầu các Ban, Bộ ngành tiếp tục theo sát diễn biến tình hình thế giới, khu vực và trong nước, đánh giá tác động, ảnh hưởng đến từng lĩnh vực, nhất là thị trường ngoại tệ, thị trường chứng khoán, thị trường vàng, xuất nhập khẩu, đầu tư, cán cân thanh toán, ngân sách nhà nước, nợ công, tình hình sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế; tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành để có đối sách ứng phó phù hợp, phát huy cao nhất những tác động tích cực, hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta. Thực hiện nhất quán điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá chủ động, linh hoạt theo tín hiệu thị trường, bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam; phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra cho năm 2015. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng hệ thống các giải pháp mang tính tổng thể, dài hạn, bảo đảm môi trường ổn định và thuận lợi cho phát triển nhanh và bền vững.

 

Theo VPCP
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô

Huế sở hữu những con đường xanh và nhiều “công viên xanh”. Điều này khiến du khách gần xa mỗi khi đến Huế điều có cảm giác thư thái, dễ chịu, tận hưởng không gian xanh mát giữa lòng thành phố, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng oi bức.

Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô
Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế
“Hàng phục” hạn, mặn

Đập ngăn mặn, giữ ngọt (NMGN) Thảo Long, đập Cửa Lác và các hồ chứa lớn ra đời được ví như một kỳ tích đối với người dân toàn tỉnh khi giải quyết triệt để tình trạng xâm nhập mặn, hạn trên các dòng sông.

“Hàng phục” hạn, mặn
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Return to top