ClockThứ Hai, 29/06/2020 14:40

GDP 6 tháng năm 2020 tăng thấp nhất 9 năm trở lại đây

GDP 6 tháng qua, ước tính tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020.

Nông nghiệp giữ tăng trưởng dươngKhai thác hiệu quả nguồn lực đất đaiASEAN: GDP trung bình có thể trở lại mức 8% vào năm 2021Citi cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP của ASEAN xuống còn 2,9%

Sáng 29/6, Tổng cục Thống kê họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý 2 và 6 tháng đầu năm 2020.

Tại buổi họp, bà Nguyễn Thị Hương, Phó Tổng cục trưởng phụ trách, Tổng cục Thống kê đã báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý 2 và 6 tháng đầu năm 2020. Theo đó, kinh tế - xã hội nước ta 6 tháng qua diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới.

Ảnh minh họa

Theo các tổ chức quốc tế và thể chế tài chính, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2020. Cùng với đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn, căng thẳng chính trị gia tăng giữa Mỹ - Iran, bất đồng nội bộ trong tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và trên bán đảo Triều Tiên đã tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam.

Báo cáo cũng cho thấy, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng qua, ước tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020.

Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nên đạt mức tăng thấp nhất so với mức tăng cùng kỳ các năm 2011-2020. Tuy nhiên, do dịch bệnh sớm được kiểm soát, các lĩnh vực của nền kinh tế đang từng bước hoạt động bình thường trở lại, sản xuất công nghiệp có sự khởi sắc và dần lấy lại đà tăng trưởng cao từ tháng 5/2020.

Về tình hình đăng ký doanh nghiệp, sau 2 tháng nới lỏng và gỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội, các hoạt động kinh tế - xã hội đang dần được khôi phục. Số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 tiếp tục khởi sắc với 13.725 nghìn doanh nghiệp, tăng 27,9% so với tháng trước.

Trong 6 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 29,2 nghìn doanh nghiệp, tăng 38,2% so với cùng kỳ năm trước.

Về kim ngạch xuất, nhập khẩu, nhiều mặt hàng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, đặc biệt tại các nước đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.

Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,4 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 1,1%; nhập khẩu giảm 3%. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm xuất siêu ước tính đạt 4 tỷ USD.

Cũng theo Báo cáo, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2020 tăng 0,66% so với tháng trước, đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2016-2020, có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu có chỉ số giá tăng, trong đó nhóm giao thông tăng cao nhất. CPI quý 2/2020 giảm 1,87% so với quý trước và tăng 2,83% so với cùng kỳ năm 2019. CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 4,19% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.  Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2020 tăng 2,81% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đông Nam Á dự báo sẽ vượt Trung Quốc về tăng trưởng GDP và FDI

Theo báo cáo Triển vọng Đông Nam Á giai đoạn 2024 - 2034 do Angsana Council, Bain & Company và ngân hàng DBS vừa công bố, Đông Nam Á có khả năng vượt qua Trung Quốc về tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thập kỷ tới.

Đông Nam Á dự báo sẽ vượt Trung Quốc về tăng trưởng GDP và FDI
Phát triển mạnh Quỹ Khuyến học, khuyến tài các cấp

Ngày 25/7, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập 6 tháng đầu năm; đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024.

Phát triển mạnh Quỹ Khuyến học, khuyến tài các cấp
Hơn 6,8 tỷ đồng hỗ trợ người khiếm thị

Đây là thông tin Hội Người mù (HNM) tỉnh cho biết tại trong hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm, đồng thời triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 sáng 16/7.

Hơn 6,8 tỷ đồng hỗ trợ người khiếm thị
Ngành du lịch Nhật Bản lập kỷ lục, trở thành điểm đến du lịch hàng đầu thế giới

Nghiên cứu Tác động kinh tế (EIR) năm 2024 của Hội đồng Du lịch & Lữ hành thế giới (WTTC) dự báo 2024 sẽ là một năm kỷ lục đối với ngành du lịch & lữ hành Nhật Bản, với những đóng góp kinh tế chưa từng có, tăng trưởng việc làm và chi tiêu mạnh mẽ của du khách. Triển vọng tích cực này phản ánh vai trò quan trọng của ngành du lịch trong việc thúc đẩy nền kinh tế và lực lượng lao động của Nhật Bản, đưa đất nước này trở thành điểm đến du lịch hàng đầu toàn cầu.

Ngành du lịch Nhật Bản lập kỷ lục, trở thành điểm đến du lịch hàng đầu thế giới
Return to top