ClockThứ Năm, 20/08/2015 21:03

Giá vàng tăng, lượng mua bán không tăng

TTH - Sáng qua (20/8), hầu hết các cơ sở kinh doanh vàng, kể cả vàng miếng và vàng khâu đã điều chỉnh tăng giá mua vào, bán ra so với hôm trước (19/8). Song, sức mua, bán ở thị trường Huế không cao và khá trầm lắng.

Chi nhánh SJC tại Huế khá vắng khách trong sáng 20/8

Mở cửa phiên giao dịch sáng 20/8, vàng miếng SJC tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) Chi nhánh Huế niêm yết ở mức 34,05 triệu đồng/lượng mua vào và 34,45 triệu đồng bán ra. So với hôm 19/8, tăng 50 ngàn đồng mua vào và 150 ngàn đồng bán ra, tương đương ở mức 34 triệu đồng/lượng mua vào và 34,60 triệu đồng/lượng bán ra.

Giao dịch vàng miếng SJC ở ACB Chi nhánh Huế khá trầm lắng. Đến hơn 9 giờ sáng 20/8, hầu như chưa có giao dịch nào. Chị Trần Thị Trà My, kiểm soát viên ACB Chi nhánh Huế cho hay, cách đây hơn một tuần, tình hình giao dịch vàng miếng tại ACB không có biến động lớn. Khách hàng đến giao dịch chủ yếu là khách hàng lẻ.

Chi nhánh Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC tại Huế cũng thưa thớt khách trong sáng 20/8. Dù chưa được cấp phép kinh doanh vàng miếng, song Chi nhánh SJC tại Huế ở số 146 Hùng Vương kinh doanh đa dạng các mặt hàng trang sức, gồm: vàng khâu, thần tài, nữ trang nên lượng khách hàng chọn SJC Chi nhánh Huế để mua bán vàng không phải ít. Chị Lê Thị Ngọc Tâm, Phó Giám đốc Chi nhánh SJC Huế cho hay, bình quân mỗi ngày chi nhánh bán ra khoảng 2-3 lượng vàng khâu. Riêng vàng nữ trang nhỉnh hơn một chút. Chỉ duy nhất trong lần tăng gần đây, khoảng đầu tuần trước, lượng bán ra tại chi nhánh khá lớn, tăng gấp đôi so với ngày thường, đạt từ 5-7 lượng/ngày. Vài ngày trở lại đây, sức mua ổn định nên chi nhánh chưa có kế hoạch nhập thêm vàng khâu. Hiện, giá vàng khâu 9999 tại SJC Chi nhánh Huế ở mức 31,35 triệu đồng/lượng bán ra và 31,32 triệu đồng/lượng mua vào. Vàng nữ trang ở mức 30,55 bán ra và 29,75 triệu đồng/lượng ở mức mua vào.

Chị Lê Thị Ngọc Tâm nhận định, thị trường Huế không sôi động như hai đầu đất nước. Người mua vàng chủ yếu là phục vụ nhu cầu tiêu dùng, tích lũy cá nhân, trả nợ hay làm của hồi môn cho con cháu lúc cưới vợ, gả chồng nên khó có biến động lớn.

Tại thị trường tự do, vàng khâu 9999 được niêm yết ở mức 31,3 triệu đồng/lượng bán ra và 30,7 triệu đồng/lượng mua vào. So với hôm qua, mức giá này tăng khoảng 100.000 đồng/lượng bán ra và mua vào. Song, nếu so với cách đây chừng hơn một tuần thì mức giá này cao hơn khoảng 500.000 đồng/lượng.

Tại tiệm vàng Duy Mong, lượng khách hàng đến bán ra sáng 20/8 nhiều hơn so với sáng 19/8, song theo bà Hoàng Xuân Thảo, chủ tiệm, thì sức mua và bán nếu tính bình quân cả ngày không chênh lệch lớn.

Ghi nhận của chúng tôi tại một số tiệm vàng tư nhân trong ngày 20/8, chỉ hai cơ sở là Duy Mong và Rồng Vàng có lượng khách giao dịch lớn, các tiệm còn lại như Phước Lộc, Bến Ngự Bòn,... lượng giao dịch không nhiều.

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh cùng chung nhận định khi cho rằng thị trường vàng ở Huế khá trầm lắng với mức tăng nhẹ như hiện nay. Cơ quan này cũng đang theo dõi sát diễn biến thị trường để có những đề xuất, biện pháp, chính sách phù hợp nhằm quản lý, ổn định thị trường nếu có biến động lớn.

Bài, ảnh: Tâm Huệ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô

Huế sở hữu những con đường xanh và nhiều “công viên xanh”. Điều này khiến du khách gần xa mỗi khi đến Huế điều có cảm giác thư thái, dễ chịu, tận hưởng không gian xanh mát giữa lòng thành phố, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng oi bức.

Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô
Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế
“Hàng phục” hạn, mặn

Đập ngăn mặn, giữ ngọt (NMGN) Thảo Long, đập Cửa Lác và các hồ chứa lớn ra đời được ví như một kỳ tích đối với người dân toàn tỉnh khi giải quyết triệt để tình trạng xâm nhập mặn, hạn trên các dòng sông.

“Hàng phục” hạn, mặn
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

TIN MỚI

Return to top