ClockThứ Tư, 25/11/2015 14:44

Hương Phong vận động dân xây dựng nông thôn mới

TTH - Hương Phong là xã đầu tiên của huyện A Lưới hoàn thành 19/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới vừa được UBND huyện thông qua. Kinh nghiệm của Hương Phong chính là đã phát huy được vai trò chủ thể của người dân, huy động được sức dân vào thực hiện các tiêu chí.

Hương Phong đón nhận xã đạt chuẩn văn hóa theo tiêu chí nông thôn mới

Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Quốc Cường nhận định: Mặc dù Hương Phong là một xã biên giới, có dân số thưa thớt với 183 hộ, 534 nhân khẩu, song, bằng cách làm và bước đi phù hợp, địa phương đã phát huy được vai trò chủ thể của người dân, huy động được sức dân vào việc hoàn thiện 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Hiện tại, UBND huyện đã thẩm định các tiêu chí nông thôn mới của xã Hương Phong và trình UBND tỉnh xem xét. Như vậy, Hương Phong là xã đầu tiên của A Lưới "chạm đích" nông thôn mới.

Triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Hương Phong là một trong 28 xã được tỉnh chọn làm điểm và huyện A Lưới chọn là 1 trong 3 xã xây dựng, hoàn thiện 19 tiêu chí vào năm 2015. Trong quá trình thực hiện, Đảng ủy xã đã chủ động xây dựng nghị quyết chuyên đề và chỉ đạo làm tốt công tác vận động người dân tham gia thực hiện các tiêu chí cụ thể, phù hợp.

Phát huy vai trò chủ thể của Nhân dân
Hương Phú là thôn đi đầu trong công tác dân vận thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của Hương Phong. Sau khi tiếp nhận chủ trương, chi bộ thôn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân thông qua các cuộc họp, đến từng hộ phổ biến để người dân nhận thức đúng, nắm rõ về nội dung của chương trình. Cụ thể như việc xây dựng đường giao thông nông thôn, đầu tư phát triển sản xuất, vệ sinh môi trường, làm đường ngõ, hàng rào… Tất cả được thực hiện với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Nhờ thông suốt đường lối, chủ trương, người dân đã tự bàn bạc, thực hiện những phần việc của thôn, không trông chờ, ỷ lại Nhà nước.
Từ năm 2010 đến nay, Nhân dân ở Hương Phú đã tự nguyện đóng góp gần 4,5 tỷ đồng, hàng ngàn mét vuông đất và hàng ngàn ngày công lao động để làm đường giao thông nông thôn với chiều dài 2,3 km; đầu tư nhiều mô hình sản xuất mới như chăn nuôi lợn thịt, ươm cá trắm cỏ... Anh Nguyễn Đình Hoàng, hộ gia đình tiên phong trong việc chung tay xây dựng nông thôn mới ở Hương Phú nói rằng: “Qua tuyên truyền của Hội Nông dân, tôi nhận thức được hoàn thiện các tiêu chí về nông thôn mới chính là đem lại lợi ích thiết thực cho người dân. Vì vậy, tôi tự nguyện hiến đất, đóng góp kinh phí, ngày công để cùng thôn thực hiện tốt các tiêu chí”.
Cùng với Hương Phú, thôn Hương Thịnh của xã Hương Phong tập trung vào tiêu chí nâng cao thu nhập bằng việc vận động Nhân dân phát triển kinh tế. Từ đó, xuất hiện nhiều hộ gia đình làm kinh tế giỏi. Một trong những thành công được đánh giá cao trong thực hiện chương trình nông thôn mới ở Hương Thịnh chính là phong trào phát triển sản xuất với các mô hình chăn nuôi, trồng rừng, trồng cao su, chuối hàng hoá…
Giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí
Ông Mai Văn Quỳnh, Bí thư Đảng uỷ xã Hương Phong cho biết: “Song song với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng Nhân dân nhằm tạo sự thống nhất và quyết tâm cao, Đảng uỷ xác định phải căn cứ tình hình thực tế địa phương, tập trung ưu tiên nguồn vốn đầu tư hoàn chỉnh các tiêu chí gần đạt, hay tiêu chí có thể huy động được sức dân cùng tham gia để làm trước…”. Nhờ vậy, toàn xã đã huy động được gần 10 tỷ đồng đầu tư vào các tiêu chí về cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, trong đó Nhân dân đóng góp 3,711 tỷ đồng; xây dựng nhà ở dân cư đạt 12,5 tỷ đồng, vận động Nhân dân hiến 25.000m2 đất làm đường nội đồng… Xã đã tập trung đẩy mạnh nhân rộng mô hình kinh tế vườn, phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại. Thu nhập bình quân đầu người từ 10,5 triệu đồng năm 2010, đến nay đạt 25 triệu đồng, toàn xã chỉ còn 1 hộ nghèo, chiếm 0,54%.
Theo Bí thư Đảng uỷ xã Mai Văn Quỳnh, để đạt các tiêu chí đã khó, nhưng giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí còn khó hơn. Do đó, trong thời gian tới địa phương sẽ tranh thủ các nguồn lực, thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, huy động sự đóng góp nhân lực, vật lực của Nhân dân cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Trong định hướng phát triển, Hương Phong sẽ chú trọng xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng gia trại, trang trại, đồng thời phát triển loại hình du lịch sinh thái, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, sẽ thiếu sót nếu địa phương không tính đến việc xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa có chất lượng gắn với công nghiệp chế biến. Thực hiện tốt nội dung này sẽ góp phần nâng cao chất lượng một số tiêu chí như giải quyết việc làm cho lao động, đồng thời sẽ thúc đẩy các vấn đề về an sinh xã hội phát triển.
Bài, ảnh: QUỐC TUẤN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô

Huế sở hữu những con đường xanh và nhiều “công viên xanh”. Điều này khiến du khách gần xa mỗi khi đến Huế điều có cảm giác thư thái, dễ chịu, tận hưởng không gian xanh mát giữa lòng thành phố, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng oi bức.

Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô
Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế
“Hàng phục” hạn, mặn

Đập ngăn mặn, giữ ngọt (NMGN) Thảo Long, đập Cửa Lác và các hồ chứa lớn ra đời được ví như một kỳ tích đối với người dân toàn tỉnh khi giải quyết triệt để tình trạng xâm nhập mặn, hạn trên các dòng sông.

“Hàng phục” hạn, mặn
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top