ClockThứ Năm, 11/12/2014 18:45

Bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng thông qua các hoạt động dự án

TTH - Trong khuôn khổ dự án “Dự trữ carbon và bảo tồn đa dạng sinh học rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế” (gọi tắt là dự án Carbi Huế), sáng 11-12, Ban quản lý dự án họp đánh giá kết quả hoạt động trong năm 2014 và kế hoạch hoạt động trong thời gian tới.

Thông qua nguồn tài trợ gần 2 triệu euro của Bộ Môi trường, Bảo tồn và An toàn của CHLB Đức, mục tiêu của dự án Carbi Huế là xây dựng và thực hiện quản lý bền vững khoảng 12.000 ha rừng giàu lượng carbon và phong phú về loài thuộc Khu Bảo tồn Sao La, vùng mở rộng Vườn Quốc gia Bạch Mã và Hành lang xanh. Qua gần 3 năm thực hiện, bên cạnh những khó khăn, tồn tại, 5 hợp phần của dự án được triển khai tích cực, theo đúng kế hoạch. Bước đầu, đã giúp các đơn vị hưởng lợi thực hiện tốt công tác quản lý, phục hồi rừng vùng hành lang đa dạng sinh học; giảm thiểu tình trạng khai thác gỗ, săn bắt động vật rừng trái phép; chống buôn bán gỗ trái phép xuyên biên giới; chi trả dịch vụ môi trường rừng. Kế hoạch năm 2015, dự án Carbi Huế tiếp tục thực hiện các hoạt động trong 5 hợp phần dự án.

T.Hoài
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa văn hóa tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong giáo dục

Ngày 26/4, Cục Sở hữu Trí tuệ (SHTT), Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Tập đoàn Giáo dục EQuest và Trường đại học Phú Xuân tổ chức lễ chào mừng Ngày SHTT thế giới với chủ đề “SHTT và các mục tiêu phát triển bền vững: Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo”. Tham dự sự kiện có ông Lưu Hoàng Long, Cục trưởng Cục SHTT. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Sự kiện còn thu hút gần 60 đại biểu quốc tế.

Lan tỏa văn hóa tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong giáo dục
Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Return to top