ClockThứ Sáu, 08/04/2022 21:21

Tạo mọi điều kiện để phát triển thành trung tâm khoa học công nghệ lớn

TTH - Chiều 8/4, ông Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh có buổi làm việc với Đoàn công tác của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam do GS. Viện sĩ (VS) Châu Văn Minh, UVTW Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam làm trưởng đoàn về tổng kết và ký kết chương trình hợp tác hoạt động KH&CN giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.

Nỗ lực đưa Huế sớm trở thành trung tâm khoa học công nghệ của quốc giaXây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Trung tâm khoa học công nghệ lớn của cả nướcKhẳng định vị thế trung tâm khoa học và công nghệHướng đến trung tâm khoa học công nghệ lớn của cả nước

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và UBND tỉnh ký kết chương trình hợp tác về khoa học và công nghệ

Cùng dự buổi làm việc có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Tạo ra những sản phẩm giá trị từ KHCN

Ngày 20/11/2013, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (gọi tắt Viện Hàn lâm) đã ký Bản thỏa thuận Hợp tác về khoa học và công nghệ (KH&CN) với UBND tỉnh, giai đoạn 2014 - 2020. Sau 8 năm triển khai các hoạt động phối hợp, UBND tỉnh đã tạo điều kiện và cụ thể hóa về chủ trương như cấp đất để Viện Nghiên cứu Khoa học miền Trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành 1 khu sản xuất thử nghiệm và 1 khu nhà phụ trợ và sắp tới xây dựng trung tâm tích hợp ứng phó sự cố môi trường biển nhằm xây dựng đồng bộ cơ sở, đầu tư thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu và quan trắc môi trường biển, tạo cơ sở đề xuất và xây dựng các phương án tích hợp ứng phó với sự cố môi trường biển và các phương án thích nghi với biến đổi khí hậu cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Ngoài ra, tỉnh đã cấp 17,5 ha đất ở xã Phong Mỹ (huyện Phong Điền) để Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam xây dựng Trung tâm Bảo tồn Tài nguyên thiên nhiên Việt Nam và Cứu hộ động, thực vật. Với sự phê duyệt đầu tư của Viện Hàn lâm, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cũng đã hoàn thành dự án “Giao thông kết nối hạ tầng kỹ thuật Trung tâm Bảo tồn Tài nguyên thiên nhiên Việt Nam và Cứu hộ động, thực vật”.

Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học được ứng dụng và đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội

Trong giai đoạn 2014-2020, hai bên đã hợp tác thực hiện nhiều nhiệm vụ KH&CN đem lại những kết quả khả quan, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đơn cử như các đề tài hợp tác: Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai; nghiên cứu tận dụng nguồn nước suối khoáng tại Thừa Thiên Huế để sản xuất Spirulina làm thực phẩm chức năng; nghiên cứu phát triển cây dược liệu mới Vernonia amigdalina Delile (cây lá đắng) tại tỉnh và định hướng ứng dụng; điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng phát triển ngành công nghiệp hóa dược tỉnh Thừa Thiên Huế...

Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam GS.VS. Châu Văn Minh và Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu đều đánh giá cao những kết quả mà tỉnh Thừa Thiên Huế và Viện Hàn lâm đã đạt được trong thời gian hợp tác; phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn lực KH&CN của Viện Hàn lâm và tỉnh vào việc giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển KH&CN; triển khai ứng dụng các thành tựu KH&CN, các phát minh, sáng chế vào việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hiện đại hóa sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường...

Hỗ trợ và ứng dụng thành tựu khoa học

Để tương xứng với tiềm năng và đòi hỏi của xã hội, cũng như tăng cường phối hợp hoạt động KH&CN giữa 2 đơn vị, Viện Hàn lâm và UBND tỉnh ký kết  triển khai chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, ưu tiên hợp tác phát triển trong một số lĩnh vực: Công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu mới, công nghệ khai khoáng, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa, công nghệ sau thu hoạch; các lĩnh vực: nông nghiệp - thủy sản, phát triển nghề và làng nghề; năng lượng mới; tài nguyên và môi trường; y tế; giáo dục và đào tạo…

Với vai trò là cơ quan nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hàng đầu của cả nước, gắn chặt nghiên cứu khoa học với công tác đào tạo nguồn nhân lực, Viện Hàn lâm đã trở thành cái nôi đào tạo sau đại học cho cả nước, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế về lĩnh vực khoa học tự nhiên. Trong chương trình ký kết hợp tác, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương mong muốn, 2 đơn vị sẽ phối hợp xây dựng và triển khai các đề án, cơ chế, chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; hợp tác trong nghiên cứu ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ; cung cấp, trao đổi thông tin KH&CN; huy động nguồn vốn cho KHCN; hợp tác quốc tế về KH&CN; quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo..., góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm KH&CN lớn của cả nước. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo sau đại học của Viện Hàn lâm cũng là một trong những đơn vị đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh, nên trong thời gian tới mong muốn đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ về lĩnh vực này.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu khẳng định, với sự hợp tác chặt chẽ giữa Viện Hàn lâm và tỉnh, thời gian tới sẽ góp phần cung cấp nhân lực, cơ sở vật chất giải quyết các vấn đề KH&CN cấp bách của tỉnh qua hình thức nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; cung cấp các tư vấn về KH&CN cho tỉnh khi tỉnh có yêu cầu nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên, môi trường phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao
Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

TIN MỚI

Return to top