ClockThứ Năm, 04/07/2019 06:30

Thúc đẩy liên kết trong khởi nghiệp

TTH - Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bao gồm nhiều thành tố và mỗi thành tố có một vai trò nhất định. Để hệ sinh thái này hoàn thiện với thời gian nhanh nhất, trở thành môi trường bền vững thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp tăng trưởng nhanh, cần thiết phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các thành tố ấy.

“Cú hích” cho khởi nghiệpDự án Phát triển du lịch Sen Huế (Huế lotus) giành giải Nhất cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệpChủ động liên kết và cùng nhau đi xa hơn

Tư vấn khởi nghiệp năm 2019 tại Ngày hội cố vấn khởi nghiệp được tổ chức tại Huế

Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) là thuật ngữ chỉ một cộng đồng bao gồm các thực thể cộng sinh, chia sẻ và bổ sung cho nhau, tạo thành môi trường thuận lợi thúc đẩy sự hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và tăng trưởng nhanh. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy từng nhấn mạnh: “Ở đây, khái niệm startup như chúng ta hay nghe thấy trên toàn thế giới tương ứng với KNĐMST. Nghĩa là, khởi nghiệp từ những ý tưởng mới, những mô hình mới, những kết quả khoa học công nghệ mới, sau đó nhanh chóng phát triển thành doanh nghiệp để cạnh tranh toàn cầu và được đầu tư nhanh chóng”.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành đề án “Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025” (năm 2016), Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương tích cực xây dựng và phát triển hệ sinh thái này. Trong quá trình triển khai các hoạt động xây dựng hệ sinh thái KNĐMST, Thừa Thiên Huế luôn hướng đến một hệ sinh thái khởi nghiệp vững mạnh. Trong đó, có sự cộng tác, chia sẻ giữa các thành tố, gồm: doanh nhân, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, Nhà nước và các nhà đầu tư. Dù vậy, đến nay hệ sinh thái KNĐMST của Thừa Thiên Huế vẫn còn non trẻ, vẫn chưa có không gian làm việc chung, chưa có nhiều dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp và chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia.

Chủ động tăng cường sự kết nối giữa các thành tố của hệ sinh thái KNĐMST trên địa bàn tỉnh, từ đầu năm 2019 đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ chủ động phối hợp với Đại học Huế và các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp để tuyên truyền về KNĐMST và tạo mạng lưới kết nối hệ thống cố vấn khởi nghiệp với các tác giả/nhóm tác giả đang ấp ủ, hoàn thiện ý tưởng/dự án khởi nghiệp. Nỗ lực này hướng đến mục tiêu tạo một không gian mà ở đó tất cả các bộ phận của hệ sinh thái KNĐMST có thể trao đổi, chia sẻ và hỗ trợ nhau để cùng đi dài hơn, xa hơn.

Như tên gọi “hệ sinh thái KNĐMST”, môi trường này không thể phát triển hoàn thiện và bền vững, nếu những thành tố hoạt động không cân bằng đúng với vai trò của mình. Với Thừa Thiên Huế, hệ sinh thái KNĐMST có những chuyển biến rõ nét từ trong ý thức và hành động của cộng đồng. Nhiều đơn vị, tổ chức đã có những chương trình, hoạt động cụ thể để hỗ trợ hệ sinh thái phát triển. Tuy nhiên, vẫn có lúc những chương trình này còn đi song song, chưa phối hợp, tận dụng nhau để tiết kiệm nguồn lực. Phát triển hệ sinh thái KNĐMST của Thừa Thiên Huế trong điều kiện hiện nay, lãnh đạo tỉnh giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ động tăng cường kết nối với Đại học Huế, các tổ chức, doanh nghiệp… để gia tăng năng lực về không gian làm việc, vốn, nhân lực, cơ sở vật chất, cố vấn cho hệ sinh thái.   

Với một hệ sinh thái KNĐMST, sự liên kết không chỉ cần giữa các thành tố bên trong, mà quan trọng nữa là sự kết nối giữa các hệ sinh thái của các địa phương trong khu vực. Sự kết nối này mở ra nhiều cơ hội để các hệ sinh thái KNĐMST kết nối và cùng chia sẻ thế mạnh, bù đắp thế yếu để phát triển một hệ sinh thái KNĐMST vùng ngày càng hoàn chỉnh, bền vững.

Năm 2018, tại TP. Huế, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh tổ chức hội thảo khoa học “Liên kết xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng duyên hải miền Trung và Tây nguyên”. Đây được xem là nỗ lực đầu tiên nhằm thực hiện mục tiêu hình thành mối liên kết nhằm hỗ trợ, phát triển mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm phát huy tốt hơn tiềm năng về nguồn nhân lực và thuận lợi về hạ tầng, địa lý tự nhiên của các địa phương trong vùng. Tại đây, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng đã nhấn mạnh rằng, các địa phương trong khu vực không chỉ cần có chiến lược phát triển hệ sinh thái KNĐMST rõ ràng, mà cần phải liên kết chặt chẽ. Sự liên kết là nền tảng quan trọng để các địa phương hỗ trợ, chia sẻ, khai thác và bổ sung cho nhau các nguồn lực để hoàn thiện hệ sinh thái KNĐMST hiệu quả, tiết kiệm nhất.

Ở cấp quốc gia, một trong những giải pháp để liên kết nguồn lực trong hệ sinh thái KNĐMST được đặt ra là sẽ phát triển trung tâm khởi nghiệp quốc gia thống nhất và xây dựng mạng lưới kết nối khởi nghiệp quốc gia. Bộ Khoa học và Công nghệ được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện những nội dung này. Đây cũng là đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao thường trực triển khai Đề án 844 về “Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”. Năm 2019, Đề án 844 tiếp tục hướng đến mở rộng kết nối vùng, liên vùng, quốc gia và quốc tế để thu hút nguồn nhân lực KNĐMST Việt Nam. Những hoạt động này sẽ mở ra nhiều cơ hội để hệ sinh thái KNĐMST của mỗi địa phương ngày càng hoàn thiện.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Liên kết để cùng phát triển

Từ một khu vực thường xuyên xảy ra các tranh cãi, giành giật, chèo kéo khách khi đến mua sắm hàng lưu niệm và thưởng thức ẩm thực, sau khi triển khai công tác tuần tra, xử lý các vi phạm, đồng thời thành lập Tổ liên kết đậu hủ Hương Long, điểm tham quan du lịch ở chùa Thiên Mụ, phường Hương Long, TP. Huế đã đi vào nề nếp và đảm bảo trật tự đô thị (TTĐT).

Liên kết để cùng phát triển
Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc

Ngày 15/5 tại New York đã diễn ra phiên họp cấp đại sứ của Nhóm bạn bè về giáo dục và học tập trọn đời. Tham dự phiên họp có Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Amina J.Mohammad, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) về Giáo dục Stefania Giannini cùng Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của gần 30 nước thành viên LHQ.

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

TIN MỚI

Return to top