ClockThứ Hai, 10/07/2023 06:09
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh:

Nhìn từ công tác hỗ trợ doanh nghiệp

TTH - Với quan điểm “mỗi một đánh giá không tốt của cộng đồng doanh nghiệp là một điểm hạn chế mà tỉnh cần phải nỗ lực khắc phục” những năm gần đây, tỉnh tập trung nhiều cho các hoạt động hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp. Từ đây, các chỉ số xếp hạng về năng lực cạnh tranh cũng như cải cách hành chính… của tỉnh nói chung và các sở, ngành, địa phương nói riêng dần được cải thiện.

Sẵn sàng đón làn sóng đầu tư từ Hàn QuốcĐồng hành với doanh nghiệp tạo tác động xã hộiHợp tác về đào tạo, nghiên cứu, phát triển nhân lực công nghệ và AI

leftcenterrightdel
 Hoạt động hỗ trợ xúc tiến sản phẩm cho doanh nghiệp

Đánh giá đúng công tác hỗ trợ doanh nghiệp

Công tác hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua có những bước tiến quan trọng. Bằng chứng là trong những năm gần đây, các chỉ số theo đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp như PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh); chỉ số DDCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương) liên tục được cải thiện.

Cụ thể nhất là trong 3 năm trở lại đây, chỉ số PCI có những bước tiến. Nếu năm 2020, PCI Thừa Thiên Huế xếp vị trí thứ 17 thì đến năm 2021 vị trí này đã được cải thiện với vị trí thứ 8 và lọt vào danh sách những tỉnh, thành phố có chỉ số PCI hàng đầu cả nước. Đến năm 2022, Thừa Thiên Huế thuộc vào nhóm những tỉnh, thành phố có chỉ số PCI hàng đầu cả nước với vị trí thứ 6/63 tỉnh, thành cả nước, tăng 2 bậc trong bảng xếp hạng với số điểm đánh giá 69,36 điểm và nằm trong “nhóm tốt” của toàn quốc.

Với nội bộ địa phương, kết quả khảo sát chỉ số DDCI qua các năm cũng phần nào cho thấy những nỗ lực của các sở, ngành, địa phương trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp. Riêng năm 2022, 8 chỉ số thành phần đều tăng không có chỉ số nào giảm điểm; đối với đơn vị được khảo sát có 26 đơn vị tăng điểm và chỉ có 5 đơn vị giảm điểm so với khảo sát năm trước đó. Cũng trong kết quả khảo sát do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh công bố, doanh nghiệp đánh giá cao vai trò điều hành của lãnh đạo các cấp trong phòng, chống dịch bệnh và duy trì ổn định, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra qua phỏng vấn sâu, doanh nghiệp cũng bày tỏ rất kỳ vọng các chính sách hỗ trợ của tỉnh sẽ được cụ thể và dễ tiếp cận hơn trong năm 2023.

Là một trong những chỉ số quan trọng trong đánh giá PCI, thông qua việc đánh giá chỉ số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp giúp tỉnh nhìn nhận được những tồn tại trong chính sách hỗ trợ doanh nghiệp từ đó có hướng đi mới trong hoạt động cải thiện chỉ số này.

Theo ông Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, qua kết quả khảo sát, các doanh nghiệp đánh giá rất khó tiếp cận các thủ tục cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; thủ tục miễn giảm chi phí tư vấn thông tin thị trường khi sử dụng mạng lưới tư vấn viên của cơ quan nhà nước… Chất lượng cung cấp thông tin liên quan đến FTA (Hiệp định thương mại tự do) của các cơ quan chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp biết đến các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, tận dụng các cơ hội của các FTA còn ít.

leftcenterrightdel
 Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức nhiều hoạt động đào tạo doanh nghiệp

Tập trung công tác hỗ trợ doanh nghiệp

Với mục tiêu duy trì và nâng cao vị trí xếp hạng PCI nằm trong top 5 và thuộc vào nhóm tốt của cả nước, năm 2023, tỉnh sẽ tập trung cải thiện vị trí xếp hạng của tất cả các chỉ số thành phần. Trong đó, chỉ số về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phấn đấu đạt trên vị trí thứ 25.

Để cụ thể hóa hơn về kế hoạch nâng hạng PCI, mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu UBND tỉnh kế hoạch nâng hạng chỉ số PCI năm 2023. Trước đó, UBND tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 – 2025. UBND tỉnh đã phân công chi tiết đến từng sở, ban, ngành, địa phương, gắn trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ cải thiện vị trí xếp hạng. Cùng với kế hoạch nâng hạng PCI, tỉnh đang tiến hành đánh giá chỉ số DDCI năm 2023 để xác định các hạn chế đang không được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao rơi vào đơn vị nào (sở, ban, ngành hay địa phương nào), thủ tục nào, hoạt động nào để từ đó thực hiện các biện pháp điều chỉnh tốt hơn.

Cùng với triển khai kế hoạch đánh giá chỉ số DDCI, nâng hạng PCI, trên cơ sở đánh giá, lấy ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp, công tác hỗ trợ doanh nghiệp cũng đã đi vào chiều sâu trong năm 2023 trên tinh thần “hỗ trợ cái doanh nghiệp cần” . Ngay từ đầu năm, tỉnh đã triển khai một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, như: chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thành lập mới; chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã; chính sách hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ,…

Chỉ trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 255 doanh nghiệp nhận được hỗ trợ từ chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thành lập mới với tổng kinh phí hỗ trợ 451,5 triệu đồng. Các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân được tập trung với hơn 1.000 lượt người tham gia các khóa đào tạo theo chuyên đề về thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp, làm chủ chatGPT, quản trị hành chính, quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp…

Bài, ảnh: Hoàng Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả

Xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh và vận hành doanh nghiệp (DN) hiệu quả là nội dung khóa đạo tạo được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tổ chức trong 2 ngày 22 và 23/11.

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả
Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc

Không chỉ là một khẩu hiệu, phong trào "Doanh nghiệp nói không với thuốc lá" đang trở thành cam kết của nhiều doanh nghiệp (DN), góp phần cùng cộng đồng bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, giải thể doanh nghiệp (DN) đã trở thành một lựa chọn bất đắc dĩ của nhiều chủ DN, nhất là các DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, việc không nắm các quy định pháp luật về giải thể DN, nhất là tuân thủ các nghĩa vụ thuế liên quan khiến thời gian thực hiện thủ tục giải thể DN kéo dài.

Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

TIN MỚI

Return to top