ClockThứ Năm, 28/07/2022 13:35

Bệnh mới nguy hiểm xuất hiện trên tôm nuôi

TTH.VN - Đó là thông tin do Tiến sĩ Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi-Thú y tỉnh xác nhận vào ngày 28/7.

“Giải cứu”… tôm nuôi trên cát

Người dân Quảng Phước (Quảng Điền) kiểm tra tôm nuôi cao triều

Sau các cuộc kiểm tra, nghiên cứu, cán bộ thú y thuỷ sản phát hiện bệnh EHP là ký sinh trùng ký sinh nội bào, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan, tụy dẫn đến tôm không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho quá trình tăng trưởng và lột xác. Hậu quả tôm nuôi chậm lớn, giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ nhiễm bệnh thứ phát.

EHP thường xuất hiện cùng tác nhân gây bệnh đốm trắng, hoại tử gan, tụy cấp, hội chứng phân trắng nên việc phát hiện và xử lý bệnh khá phức tạp. EHP xuất hiện nhiều ở các ao nuôi tôm thâm canh và nuôi nhiều vụ trong năm.

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, EHP có thể lây nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau, như môi trường ô nhiễm kèm theo mầm bệnh sẵn có trong môi trường ao nuôi; có sẵn trong nguồn thức ăn tự nhiên như mực, hàu và con dời; nguồn tôm giống không an toàn.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh, hộ nuôi cần lựa chọn tôm giống chất lượng, quản lý tốt ao nuôi, thức ăn, môi trường nước trước trong quá trình nuôi và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn sinh học. Thường xuyên theo dõi các biến động thời tiết, môi trường để có biện pháp xử lý kịp thời; kiểm soát tốt môi trường nuôi, không để tảo phát triển quá mức, tảo tàn, phú dưỡng… ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi.

Đối với thức ăn tươi sống phải được xử lý triệt để mầm bệnh, đảm bảo nguồn thức ăn, đặc biệt thức ăn cho tôm bố mẹ không nhiễm tác nhân gây bệnh. Đối với con dời, có thể tiến hành rửa sạch qua nguồn nước chảy liên tục, hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ tồn tại tác nhân gây bệnh EHP; tăng cường giám sát, phối hợp lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh trên tôm nuôi, đặc biệt bệnh EHP tại các cơ sở sản xuất giống…

Tin, ảnh: Hoàng Triều

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát hiện loại muỗi Tây Phi nguy hiểm gây bệnh sốt rét

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu y tế Kenya (Kemri) và các đối tác thuộc Viện Wellcome Trust Sanger (Vương quốc Anh) đã lần đầu tiên phát hiện một loài muỗi Tây Phi nguy hiểm có khả năng gây bệnh sốt rét.

Phát hiện loại muỗi Tây Phi nguy hiểm gây bệnh sốt rét
Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm

Trước xu thế thời tiết cực đoan, nắng nóng gay gắt, ngày 19/4, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phát thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tại vùng đồng bằng và TP. Huế dự báo cấp độ cháy rừng cấp 3 (cấp nguy hiểm), đặc biệt ở Nam Đông cấp 4 (cấp rất nguy hiểm).

Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm
Lúa đang làm đòng, trổ bị sâu bệnh gây nguy hiểm

Thời điểm này, toàn bộ diện tích lúa đông xuân vào giai đoạn làm đòng, sắp trổ đại trà, một số diện tích gieo cấy sớm đã trổ. Đây là giai đoạn quan trọng trong các thời kỳ sinh trưởng của lúa, gần như quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm tốt của vụ mùa với điều kiện không bị tác động, ảnh hưởng của thiên tai, dịch hại.

Lúa đang làm đòng, trổ bị sâu bệnh gây nguy hiểm
ECDC cảnh báo tăng đột biến số ca nhiễm chủng vi khuẩn nguy hiểm

Khu vực châu Âu vừa chứng kiến số lượng gia tăng các ca nhiễm chủng siêu vi khuẩn hypervirulent Klebsiella pneumoniae (hvKp) kháng kháng sinh, được dự báo sẽ dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong gia tăng, Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết trong một báo cáo.

ECDC cảnh báo tăng đột biến số ca nhiễm chủng vi khuẩn nguy hiểm
Cảnh báo bỏng do pháo tự chế

Chỉ trong vài ngày, Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận 4 ca bị bỏng do pháo tự chế mua trên mạng internet. Trong số này, một trường hợp bỏng nghiêm trọng đang được lên kế hoạch phẫu thuật.

Cảnh báo bỏng do pháo tự chế

TIN MỚI

Return to top