ClockThứ Ba, 01/12/2015 14:37

Cá húc chìm tàu, ngư dân mất trắng gần 1 tỷ đồng

TTH.VN -  Nhiều ngày qua, ngư dân Trần Quân cùng vợ Trương Thị Diệu (trú tại thôn Hải Tiến, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang), đang ngược xuôi nhiều nơi tìm hiểu, nhờ ngư dân trục vớt con tàu 220CV của mình bị cá cờ đâm thủng, gây chìm trên biển khi đang khai thác xa bờ…

Đối diện tử thần

Căn nhà anh Trần Quân nằm đầu thôn Hải Tiến, mấy ngày qua nhiều ngư dân ghé thăm, chia sẻ mất mát khi anh vừa bị chìm mất con tàu gần một tỷ đồng. Bởi, đối với ngư dân, bị cá húc thủng thuyền, mất trắng tài sản là chuyện hi hữu của nghề biển!


Anh Quân (phải) chia sẻ nỗi buồn với tác giả sau vụ tàu bị cá đâm chìm

Vẻ mặt mệt mỏi, anh Quân kể: “Lúc 1h sáng ngày 21/11, khi tàu đang ở vùng biển vĩ tuyến 1700 độ Bắc, 10832 độ Đông, đang chuẩn bị canh lưới, chiếu đèn cho tàu lớn đánh cá để ăn chia thì nghe một tiếng động lớn sau lái thuyền. Mặt nước gần sau lái thuyền chao đảo, nổi sóng. Mình đi kiểm tra, có thấy bóng dáng con cá cờ vừa rời khỏi mạn tàu. Lúc đó, tàu đang chìm dần”.

Tàu anh Quân mang số hiệu TTH- 91378, có chiều dài 16,3m, rộng 4,3m và cao hơn 2m, công suất 220CV. Thời điểm tàu anh Quân đang canh lưới, chiếu đèn cách bờ chừng 60 hải lý, trên tàu có cả thảy 5 thuyền viên. Khi sự cố xảy ra, ban đầu anh Quân đi kiểm tra quanh mạn tàu không thấy gì rồi xuống bên dưới bất ngờ thấy khoang máy đã ngập nước từ 40-50cm, ván nổi lềnh bềnh. Anh Quân tức tốc bật máy bơm hút nước rồi lên cabin hô hoán 4 thuyền viên còn lại thức dậy ứng cứu tàu. Các thuyền viên nhanh chóng dùng bộ đàm Icom liên lạc với tàu cá lớn đang đánh cá gần đó báo tọa độ, vị trí tàu bị nạn rồi tìm cách vá lỗ thủng dưới mạn thuyền. Lúc này nước ngập, máy tàu không khởi động được.

Anh Quân nhớ lại: “Con cá cờ này rất lớn, ước chừng 3-4 tạ. Khi lao lên khỏi mặt nước rồi đâm đầu vào mạn cách bánh lái chừng một mét, nằm dưới mực nước của thuyền nên nước tràn vào ào ạt. Sau chừng 20 phút nổ lực cứu tàu, anh em biết không thể cầm cự được nên đành hạ thuyền thúng xuống, cả 5 thuyền viên lên đó chờ tàu bạn tới cứu”.

Rất may, thời điểm tàu anh Quân phát tính hiệu cấp cứu, tàu số hiệu TTH- 95599 của ông Nguyễn Phôi (trú tại thị trấn Thuận An), đang đánh cá cách đó chừng 9 hải lý tới ứng cứu kịp thời và đã liên lạc với lực lượng BĐBP khi rạng sáng. Sau gần 1 giờ lênh đênh trên biển, các thuyền viên đã được các ngư dân trên tàu cá ông Phôi đưa lên thuyền.

Ngồi kể lại câu chuyện, anh Nguyễn Đót, một thuyền viên còn vẻ mặt bàng hoàng cho biết: “Tàu thủng lỗ khá lớn, mình ước chừng 20-25 phút là tàu chìm. Thú thật anh em cũng thoáng nghĩ đến điều xấu nhất. Vì thời điểm xảy ra tai nạn các thuyền viên đều đang ngủ trong khoang. Chuyện cá cờ lao lên thuyền thì nhiều, nhưng đâm thủng thuyền thì rất hiếm. Anh em thuyền viên đã nỗ lực cứu tàu nhưng bất lực.”

Chuyện cá cờ đâm vào mạn thuyền trước đây cũng từng xảy ra với tàu ngư dân Trần Quân. Anh kể: “Năm 2013, khi tàu mang số hiệu TTH-95559, công suất 420CV của mình đang đánh bắt cách bờ chừng 110 hải lý cũng bị con cá cờ chừng 2,5 tạ đâm vào mạn tàu. Anh em thuyền viên phải cắt thân cá rồi để phần đầu găm vào mạn tàu để chạy vào. Nếu cá vùng vẩy thoát được, làm ván bị lật ra bên ngoài thì tàu sẽ chìm”.  

Ngư dân khó khăn

Sau khi các thuyền viên được cứu lên tàu lớn của ông Nguyễn Phôi, với sự phối hợp với ngư dân tàu bạn, tàu ông Phôi đã lai dắt tàu anh Trần Quân đi được chừng 50m thì đứt dây cước. Tàu chìm dần mang theo cả ngư lưới cụ cùng nhiều thủy sản đã thu mua một phần trước đó. Với ngư dân, không gì buồn hơn khi cả khối tài sản là chiếc tàu tích cóp cả đời chìm xuống biển.

Anh Quân tâm sự: “Khi tàu chìm, anh em có ghi nhớ lại tọa độ, vị trí để mong tìm kiếm. Tuy nhiên, vùng biển đó sâu chừng 80-90m, công việc trục vớt vô cùng khó khăn. Với dòng nước chảy như hiện nay thì tàu xê dịch chỗ ban đầu chừng 5-7 hải lý rồi. Nếu tính theo thời giá, việc trục vớt tàu chi phí có khi lớn hơn giá trị của chiếc tàu”.

Tàu anh Quân vốn làm nghề đánh bắt xa bờ, thường xuyên giải quyết lao động, tạo công ăn việc làm cho gần chục thuyền viên ở thôn Hải Tiến. Từ lúc tàu anh bị chìm, các bạn thuyền không có việc làm nên xin “đi bạn” các tàu gần bờ khác để kiếm thu nhập.

Anh Nguyễn Tài (trú tại thị trấn Thuận An) cho biết: “Trước đây anh em đi bạn thuyền, dù đánh cá hay chiếu đèn, canh lưới cho các tàu lớn, mỗi chuyến kiếm được 5-7 triệu đồng/thuyền viên. Hiện tàu không còn nữa nên công việc không có thường xuyên, anh em đang khó khăn”. Hộ anh Trần Quân có 3 chiếc tàu đều làm nghề đánh bắt xa bờ. Riêng tàu bị chìm anh Quân đã mua bảo hiểm. Trong đó, mức trách nhiệm bảo hiểm thân tàu 500 triệu đồng.

“Chuyện các loại cá cờ có kích thước lớn thường nhảy lên mạn thuyền hay đâm thủng tàu, gây thiệt hại tài sản cho ngư dân từ trước đến nay rất hiếm. Trường hợp gây chìm tàu có công suất trung bình như hộ anh Quân lại càng hi hữu. Hiện không chỉ chủ thuyền mà các thuyền viên đi bạn cũng khó khăn khi mất khối tài sản lớn, không có việc làm ổn định.”- ông Hà Thanh Hoài, cán bộ phụ trách nông-lâm-thủy sản Thuận An cho biết.

 

Hà Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tôn vinh 15 trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024

Tối 17/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp Hội) long trọng tổ chức lễ tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ (KH&CN) tiêu biểu lần thứ VIII, năm 2024. Đến dự buổi lễ có các ông: Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Tôn vinh 15 trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024
Agribank ký kết thoả thuận hợp tác với Trường Đại học Kinh tế

Chiều 17/5, Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung và các đơn vị: Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế, chi nhánh Công ty CP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp ABIC Thừa Thiên Huế, Chi nhánh Công ty CP Chứng khoán Agriesco miền Trung phối hợp với Trường ĐH Kinh tế – Đại học Huế tiến hành ký kết hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn nhân lực, sử dụng dịch vụ và các hoạt động đồng hành, hỗ trợ sinh viên.

Agribank ký kết thoả thuận hợp tác với Trường Đại học Kinh tế
Tăng cường đầu tư hạ tầng lưới điện

Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng lưới điện; xây dựng mới, sửa chữa lưới điện đạt chuẩn tại các địa phương đang xây dựng nông thôn mới (NTM)… sẽ góp phần phát huy các lợi thế của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường đầu tư hạ tầng lưới điện
Nhà thầu xin trả lại hạng mục chưa thi công vì không có mặt bằng

Nhà thầu thi công gói thầu số 28 thuộc Dự án Chương trình Phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - DA thành phần Thừa Thiên Huế (gọi tắt DA đô thị xanh), xin trả lại các hạng mục chưa thi công và hỗ trợ một phần chi phí do thời gian giải phóng mặt bằng (GPMB) kéo dài làm thay đổi kế hoạch vật tư thiết bị, giá thành lúc dự thầu.

Nhà thầu xin trả lại hạng mục chưa thi công vì không có mặt bằng
Tổng kết dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn tại TP.Huế

Chiều 16/5, Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ công tác xã hội Hàm Long (Trung tâm HLC) - Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tỉnh tổ chức tổng kết dự án (DA) xây dựng thí điểm mô hình phân loại rác tại nguồn (PLRTN) tại ba phường Hương Long, Thuỷ Biều, Phường Đúc (TP. Huế).

Tổng kết dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn tại TP Huế
Return to top