ClockThứ Hai, 18/12/2017 08:37

Thương mại điện tử giàu tiềm năng nhưng không ít rào cản

Thương mại điện tử đã và đang có tiềm năng rất lớn, nhưng vẫn còn nhiều rào cản khiến lĩnh vực này chưa thể phát triển bền vững.

Thương mại điện tử thách thức bán hàng truyền thốngThị trường mua sắm trực tuyến Đông Nam Á phát triển mạnhViệt Nam nỗ lực thúc đẩy thuận lợi hóa, kết nối thương mại trong APECASEAN đứng trước sự bùng nổ thương mại điện tử

Nhiều doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ bán hàng còn gặp khó khăn trong lĩnh vực thương mại điện tử. (Ảnh minh họa: KT)

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng Thương mại điện tử (TMĐT) nhanh nhất thế giới, với tốc độ 35% mỗi năm, cao gấp 2,5 lần so với Nhật Bản. Các doanh nghiệp ứng dụng internet và công nghệ tăng trưởng nhanh gấp 2,1 lần so với đơn vị không dùng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chi hơn 30% ngân sách cho công nghệ thì tăng doanh thu gấp 9 lần so với doanh nghiệp chi dưới 10%.

Tuy nhiên theo chia sẻ của các doanh nghiệp, vẫn còn không ít doanh nghiệp cùng nhiều lĩnh vực hàng hóa chưa mặn mà với loại hình kinh doanh thông qua TMĐT. Đặc biệt, khi đưa hàng hóa lên các trang điện tử, doanh nghiệp vẫn phải trả phí cho các trang TMĐT rất cao nhưng vẫn không hoàn toàn được đảm bảo các rủi ro trong giao dịch.

Chia sẻ về vấn đề này, Đỗ Phi Long, Giám đốc Kinh doanh Công ty phân phối hàng tiêu dùng cho biết, so với cách bán hàng truyền thống, chi phí phải trả cho các trang TMĐT không hề thấp. Trong khi đó, nếu gặp phải những rủi ro trong giao dịch, doanh nghiệp vẫn phải hoàn toàn phải chịu chi phí.

“Mỗi khi xuất hiện rủi ro trong giao dịch, thường doanh nghiệp chịu thiệt hại về hàng hóa hư hỏng, các trang TMĐT phải chịu chi phí vận chuyển. Đã đến lúc rất cần phải có một chế tài để hạn chế tình trạng khách hàng phá hợp đồng, bởi TMĐT cũng phải được coi là một giao dịch kinh tế. Nếu không có chế tài cụ thể, doanh nghiệp sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi khi thực hiện các giao dịch TMĐT”, ông Long đề xuất.

Để doanh nghiệp có thể yên tâm tham gia và bản thân người tiêu dùng cũng có thêm niềm tin vào loại hình TMĐT, ông Long cho rằng, giải pháp đặt ra phụ thuộc rất lớn vào các nhà cung cấp, các cơ quan quản lý Nhà nước nếu phát huy cao hơn vai trò quản lý của mình.

Cụ thể theo ông Long, khi các doanh nghiệp cần đặc biệt coi trọng nguồn gốc khi đưa hàng hóa lên các trang TMĐT. Trong khi cùng một mặt hàng, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể đưa lên các trang TMĐT nhưng quy trình kiểm tra, kiểm định hiện nay mặc dù đã có nhưng vẫn còn rất lỏng lẻo.

“Sự mập mờ về nguồn gốc và chất lượng hàng hóa thông qua TMĐT đã làm giảm sút niềm tin của người tiêu dùng. Thực tế đã có rất nhiều người tiêu dùng khẳng định sẽ không bao giờ dám mua hàng online nữa chỉ vì quá nhiều lần gặp phải hàng rởm, hàng nhái”, ông Long cảnh báo.

Chỉ rõ bất cập trong vấn đề kiểm định chất lượng hàng hóa, ông Long cho rằng, hiện các chế tài kiểm định chưa được chặt chẽ, vẫn theo hình thức “mạnh ai nấy làm”. Trong khi các trang TMĐT chỉ căn cứ vào giấy tờ doanh nghiệp cung cấp mà chưa đủ khả năng để thẩm định đúng hay sai đã dẫn đến sự cạnh tranh thiếu minh bạch và thiếu công bằng.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

TIN MỚI

Return to top