ClockThứ Năm, 15/03/2018 13:22

Sách Trắng 2018: Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh, hấp dẫn FDI

Sách Trắng 2018 của EuroCham nhận định, Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh để trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Sáng nay (15/3), tại Hà Nội, Hiệp hội Các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã tổ chức “Lễ công bố Sách Trắng lần thứ 10 và triển vọng Hiệp định Thương mại tự do châu Âu - Việt Nam”.

Sách Trắng 2018 là ấn bản lần thứ 10 của EuroCham tại Việt Nam

Nền kinh tế năng động nhất khu vực

Sách Trắng 2018 nêu rõ: Liên minh Châu Âu (EU) là thị trường nước ngoài lớn thứ 2 của Việt Nam và là điểm đến của 18% lượng hàng xuất khẩu từ Việt Nam. Với thương mại song phương đạt 50,3 tỷ USD năm vừa qua, EU là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam. Việt Nam hiện đang có thặng dư thương mại với EU khoảng 31,8 tỷ USD. 

Các nhà đầu tư châu Âu đã đầu tư tổng số vốn 915,5 triệu USD vào 151 dự án tại Việt Nam, và đang tích cực xúc tiến đầu tư tại quốc gia giàu tiềm năng này.

Phát biểu tại Lễ ra mắt ấn bản Sách Trắng lần thứ 10, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam Bruno Angelet nhấn mạnh: Xét về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, Việt Nam đã trải qua một năm đầy lạc quan. Với tốc độ tăng trưởng GDP 6,8%, Việt Nam thuộc nhóm những nền kinh tế năng động nhất trong khu vực.

Lễ công bố Sách Trắng 2018 sáng nay

Việt Nam đã thu hút thành công gần 30 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2017, tăng 44,2% so với năm trước đó. Những điều kiện này, theo ông Bruno Angelet, sẽ giúp Việt Nam tiếp tục trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư FDI.

Là một nền kinh tế mở, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào tình hình kinh tế của các nước đối tác, trong đó có Liên minh châu Âu, Trưởng phái đoàn EU lưu ý, đồng thời khẳng định, EU có thể hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Môi trường kinh doanh cải thiện

Kết quả khảo sát của EuroCham cho thấy, có tới 62,3% đại diện doanh nghiệp châu (DN) Âu đánh giá tình hình kinh doanh hiện tại của họ tại Việt Nam là "xuất sắc" và "tốt".

Có khoảng 70% DN châu Âu lạc quan về môi trường kinh doanh tại Việt Nam trong thời gian tới, trong đó 11,6% số DN phản hồi là "tuyệt vời" và 58% phản hồi là "tốt".

Đa số doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư EU, lạc quan về triển vọng kinh doanh tại Việt Nam. Ảnh minh họa: KT

Liên quan đến triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam trong năm nay, đa số các DN châu Âu đều tin tưởng rằng, sự ổn định kinh tế vĩ mô có khả năng tiếp tục, với 46,4% số lượng phản hồi là "ổn định và cải thiện".

Từ những đánh giá tích cực trên, có khoảng 90% DN châu Âu cho biết sẽ duy trì và mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam trong năm 2018.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đón các anh trở về trong lòng Tổ quốc

Ngày 19/5, tại tỉnh Salavan - nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh bạn đã long trọng tổ chức lễ tiễn đưa 12 hài cốt liệt sĩ (HCLS) quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh ở chiến trường Lào về nước.

Đón các anh trở về trong lòng Tổ quốc
Bàn giao hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện hy sinh tại Lào

Sáng 16/5, taị tỉnh Salavan – Lào, Ban chỉ đạo (BCĐ) 515 tỉnh Thừa Thiên Huế và Ban công tác đặc biệt tỉnh Salavan đã tổ chức lễ ký kết bàn giao các hài cốt liệt sĩ (HCLS) quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào đã quy tập được trong mùa khô 2023 - 2024.

Bàn giao hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện hy sinh tại Lào
Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc

Ngày 15/5 tại New York đã diễn ra phiên họp cấp đại sứ của Nhóm bạn bè về giáo dục và học tập trọn đời. Tham dự phiên họp có Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Amina J.Mohammad, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) về Giáo dục Stefania Giannini cùng Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của gần 30 nước thành viên LHQ.

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc

TIN MỚI

Return to top