ClockChủ Nhật, 29/04/2018 05:45

Kết nối sản xuất với thị trường

TTH - Không còn lối sản xuất tự cung tự cấp, bó hẹp thị trường phân phối ở khu vực địa phương, sản phẩm nông sản, đặc sản, thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đã được kết nối tiêu thụ tại các kênh phân phối lớn trong nước và xuất khẩu.

Tổ chức lại thị trường nông sản trong nướcCân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối nămThị trường bảo hiểm tăng trưởng mạnh trong năm 2017

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của địa phương tiếp cận thị trường

Vòng tròn lợi ích

Từ khi sản phẩm gia vị bún bò Huế của YesHue khẳng định được thương hiệu và có mặt tại một số thị trường lớn đã giúp những người yêu thích món bún bò Huế sống xa quê có thể nấu được bún đậm chất Huế cho gia đình. Hương vị mắm, ruốc thơm nồng đặc trưng của cơ sở sản xuất thực phẩm Tâm Huế cũng đã lên kệ tại các siêu thị lớn trong tỉnh và các tỉnh, thành lớn khác như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, An Giang.

Vươn xa hơn, sản phẩm tôm chua, mắm, ruốc của cơ sở Tấn Lộc đã có mặt ở thị trường Thái Lan, Lào từ hơn một năm nay. Mè xửng Thiên Hương, trà cung đình Huế, trà vả, trà rau má... không chỉ được bày bán ở các siêu thị, cửa hàng mà có mặt tại các sân bay, nhà ga, điểm dừng chân khắp mọi miền đất nước. 

Đây chỉ là những ví dụ điển hình cho thấy sản phẩm địa phương rất được nhiều nơi cần và đón nhận, khích lệ cơ sở sản xuất, DN đưa sản phẩm của mình vươn xa hơn.

Trước xu thế hội nhập, giao thương rộng mở, cộng đồng DN không còn “đơn thương độc mã” vươn ra biển lớn mà đã có sự hậu thuẫn, cầu nối của đơn vị xúc tiến thương mại trong việc kết nối các DN, cơ sở sản xuất với các nhà phân phối; hỗ trợ phát triển thị trường, giới thiệu sản phẩm thông qua việc tổ chức các hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm và tổ chức cho DN tham gia các hội chợ thương mại kết nối cung- cầu trong nước, quốc tế...

Điều mà ông Nguyễn Lương Bảy, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại- Sở Công thương cho là thành công nhất thông qua hoạt động kết nối là đã làm thay đổi nhận thức của các cơ sở sản xuất, DN. Qua việc đi, thấy và học được từ bạn bè trong nước, quốc tế, nhiều cơ sở, DN đã chủ động đổi mới từ mẫu mã, bao bì sản xuất đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trước đây, nhiều DN quy mô nhỏ còn e ngại liên kết, không dám bắt tay với thị trường lớn nên càng làm mình “teo” lại. Nhưng khoảng vài năm gần đây, nhiều DN đã chú trọng đến việc giao lưu kết nối và có khái niệm liên kết, phát triển thị trường.

Phát triển chuỗi cung ứng

Chưa kể các DN tự tìm kiếm thị trường, thông qua Sở Công thương, hiện có hơn 150 đại lý, nhà phân phối lớn ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông sản, đặc sản, thủ công mỹ nghệ với DN địa phương.

Đến nay, Sở Công thương đã rà soát được 123 DN, cơ sở sản xuất với 70 loại sản phẩm nông sản, đặc sản, thủ công mỹ nghệ trên địa bàn, làm cơ sở đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Tại cuộc đối thoại DN triển khai chương trình xúc tiến thương mại và phát triển thị trường đặc sản năm 2017, đại diện Công ty TNHH MTV sản xuất tinh dầu Hoa Nén thẳng thắn cho rằng, công tác thông tin cho DN biết để tham gia vào các hội chợ, triển lãm trong, ngoài nước còn mờ nhạt. Các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giữa DN với DN, giữa DN với các thị trường của ngành công thương chưa thực sự sôi động. Việc tìm kiếm, khai thác thị trường hầu như chỉ dựa vào nội lực của DN.

Lắng nghe, tiếp thu ý kiến góp ý này, thời gian qua, bên cạnh hỗ trợ DN phát triển mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới thiết kế bao bì, nhãn hiệu..., ngành công thương không ngừng khảo sát, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước, nhằm hỗ trợ tích cực cho DN, đơn vị sản xuất trên địa bàn tạo được chuỗi liên kết để sản phẩm làm ra không chỉ dừng ở phạm vi địa phương mà lan tỏa đến các vùng miền, xuất khẩu ra nước ngoài.

Song mối bận tâm nhất kể cả DN và đơn vị quản lý là vùng nguyên liệu còn yếu, quy mô sản xuất nhỏ. Mặc dù tỉnh và các địa phương đã xây dựng đề án tái cơ cấu nông nghiệp, nhưng vẫn chưa tạo đột phá. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất chỉ mới xuất hiện vài mô hình và còn mang tính “mạnh ai nấy làm”.

Theo ông Nguyễn Lương Bảy, muốn kết nối vào các kênh tiêu thụ lớn đòi hỏi phải ổn định sản lượng và chất lượng. Ngoài kết nối thị trường tiêu thụ, ngành công thương đang xây dựng kế hoạch, kêu gọi, kết nối giữa người sản xuất với DN có tiềm lực để phát triển chuỗi cung ứng nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất đến ổn định thị trường đầu ra sản phẩm.

Mới đây, Sở Công thương đã triển khai 2 mô hình liên kết ba bên, giữa DN- HTX- hộ sản xuất; DN- hộ kinh doanh- hộ sản xuất với mô hình tiêu thụ nông sản lúa hữu cơ, lợn hữu cơ và cung ứng vật tư nông nghiệp. Chỉ mới khởi đầu và thí điểm ở một số xã của huyện Phú Vang và TX. Hương Thủy, nhưng đây sẽ là tiền đề để tăng mối liên kết, tạo chuỗi cung ứng sản phẩm đến thị trường ổn định, chất lượng và nâng cao giá trị sản phẩm.

Nhiều doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ tại Thái Lan, Lào, Campuchia, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên, miền Tây Nam bộ, như: Công ty TNHH sản xuất thương mại YesHue (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, An Giang...); Công ty TNHH chế biến thực phẩm Tấn Lộc (Lào, Thái Lan); Công ty TNHH MTV áo dài Chi Silk  (Lào, Thái Lan, Campuchia); Công ty TNHH MTV sản xuất tinh dầu Hoa Nén (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Nghệ An...); Công ty TNHH MTV sản xuất tinh dầu Kim Vui (Lào, Quảng Ninh)...

Bài, ảnh: Hoài Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu

Bảo hộ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ pháp lý đắc lực nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm. Khi càng có nhiều sản phẩm được bảo hộ thì danh tiếng, uy tín của sản phẩm vùng, địa phương trong tỉnh càng giá trị hơn. Đặc biệt, sản phẩm địa phương khi được bảo hộ quyền SHTT sẽ thuận lợi hơn khi vào các thị trường lớn.

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu
Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á

Hàng tỷ USD đổ vào các thị trường tư nhân có thể là câu trả lời cho nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định do năng lượng tái tạo mang lại. Tuy nhiên, những ưu đãi hoặc chính sách tốt hơn có thể đóng vai trò cần thiết.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á
Làm mới sản phẩm nông nghiệp

Từ nguồn tài nguyên bản địa, nhiều doanh nhân trẻ đã tạo ra những sản phẩm mới, góp phần hình thành nền nông nghiệp bền vững dựa trên công nghệ và kiến thức.

Làm mới sản phẩm nông nghiệp
Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

Thay vì tiêu thụ sản phẩm văn hóa ngoại lai, các trò chơi du nhập từ nước ngoài, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang nhanh chóng bắt nhịp tiến trình sáng tạo sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa, tạo nên một cộng đồng giải trí mới, đầy tự hào và hứng khởi.

Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

TIN MỚI

Return to top