ClockThứ Tư, 14/03/2018 06:00

Nỗ lực vì Thành phố Xanh

TTH - Những danh hiệu Huế được vinh danh như: Thành phố Xanh, Thành phố văn hoá Asean, Thành phố sạch của ASEAN đặt ra cho chính quyền và người dân thành phố những nhiệm vụ và trọng trách lớn.

Sẽ trồng mới trên 500 cây xanhKhởi sắc các Dự án BT tại thành phố HuếGìn giữ và phát triển thảm xanh cho đô thị“Xanh” từ nếp nghĩ đến hành độngGiữ xanh cho thành phốQuy hoạch, chỉnh trang cây xanh - việc làm thường quy để tôn tạo di sảnHuế - thành phố xanh

Thành phố Huế được quy hoạch trở thành “Thành phố xanh gắn với đô thị thông minh”

Ngày 28/6/2016, Quỹ bảo tồn Thiên nhiên thế giới (WWF) đã trao bằng công nhận “Thành phố Xanh quốc gia” cho Huế. Từ đó đến nay, thành phố đã có nhiều nỗ lực để thực hiện các cam kết với nhiều chương trình, hành động và mục tiêu cụ thể.

Xây dựng Thành phố Xanh là một xu thế mang tính thời đại, nhằm bảo đảm đô thị phát triển bền vững, hạn chế những hệ lụy các đô thị đối mặt trong quá trình phát triển. Điều này chính là mục tiêu mà TP. Huế đặt ra, xây dựng Huế trở thành “Cố đô xanh - di sản thế giới - thành phố an toàn và thân thiện".

Trong quá trình đầu tư phát triển, Huế đã có những kế hoạch cụ thể để thực hiện các mục tiêu xây dựng “Thành phố Xanh”, như chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tập trung phát triển du lịch- dịch vụ, hạn chế phát triển công nghiệp và các loại hình sản xuất phát thải gây ô nhiễm môi trường, đẩy mạnh việc trồng cây xanh và phát triển các mảng xanh đô thị; khuyến khích xây dựng kiến trúc xanh, ưu tiên bảo tồn, phát huy các giá trị di sản và cải tạo cảnh quan môi trường đô thị. Chú trọng đến các yếu tố thích ứng với biển đổi khí hậu, khuyến khích phát triển các dự án tác động thấp, giảm lũ lụt, tăng khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế- ông Trần Quốc Khánh cho rằng, bằng việc tranh thủ, kêu gọi và huy động nhiều nguồn lực, thành phố đã cơ bản thực hiện tốt công tác thu gom và xử lý rác thải trên toàn thành phố, đồng thời tăng cường cải tạo hệ thống thoát nước mặt trong khu Kinh thành với việc khơi thông nhiều ao hồ, kênh rạch trên địa bàn. Nhiều dự án được triển khai, như nạo vét và chỉnh trang sông Ngự Hà, các hồ như Hộ đô thành, Hoàng Hậu vệ, Tân Miếu, Võ Sanh; cải tạo hệ thống thoát nước các phường Tây Lộc, Thuận Lộc…

Doanh nghiệp đã và đang đầu tư thay thế dần hệ thống chiếu sáng thông minh tiết kiệm năng lượng trên toàn địa bàn, xây dựng theo quy hoạch các khu xử lý chất thải ở vùng ngoại vi, nâng cao công tác giám sát chất lượng nước. Dự án Cải thiện môi trường nước đang được đẩy nhanh tiến độ, sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng vấn đề xử lý nước thải cho nhiều khu vực phía nam, đây là một yếu tố quan trọng để nâng cao tiêu chí Thành phố Xanh cho Huế.

Trong các yêu cầu xây dựng Thành phố Xanh, xây dựng “Thành phố thông minh” chính là một yếu tố quan trọng, trong đó có việc ứng dụng triển khai các giải pháp công nghệ thông tin hiện đại, hiệu quả để phục vụ cho việc giảm tải đô thị và quản lý thông minh. Cụ thể hoá cho vấn đề này, UBND TP. Huế đang chuẩn bị xây dựng trung tâm điều hành và hệ thống camera giám sát đô thị, nhằm nâng cao năng lực quản lý giao thông, trật tự đô thị và vệ sinh môi trường.

Thư ký Thường trực Hiệp hội quốc tế các Thị trưởng có sử dụng tiếng Pháp (AIMF) ông Pierre Baillet tại Hội nghị các Thị trưởng Đông Nam Á tổ chức tại TP. Huế cuối tháng 12/2017 nhấn mạnh: Hình ảnh, thương hiệu của một thành phố hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề môi trường, môi sinh. Đó cũng chính là thách thức trong quá trình phát triển, một bài toán khó cần phải được giải đáp trong bối cảnh các đô thị luôn có áp lực giữa phát triển và bảo vệ môi trường, và nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra rất mạnh.

Chủ tịch UBND TP. Huế-ông Nguyễn Văn Thành khẳng định: "Chúng tôi cam kết sẽ nỗ lực hơn nữa để Huế trở thành địa chỉ an toàn, là thành phố đáng sống, thành phố có môi trường trong lành, người dân thân thiện, chính quyền vì dân, phát triển KT-XH gắn với bảo vệ môi trường, với truyền thống văn hóa - lịch sử ''.

 Với quyết tâm nâng cao năng lực quản lý và tổ chức quy hoạch nhằm bảo đảm cân bằng các không gian đô thị gắn liền với sự phát triển bền vững cho Huế, hiện UBND TP. Huế đã và đang cụ thể hoá nỗ lực này bằng việc huy động, tranh thủ mọi nguồn lực, từ nguồn hỗ trợ của tỉnh và Trung ương, đến các mối quan hệ với các tổ chức, địa phương kết nghĩa để tìm kiếm các nguồn lực tài chính cho việc xây dựng đô thị xanh, đô thị bền vững trong thời gian tới.

Bài, ảnh: Quang Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Phong Điền nỗ lực xóa nhà tạm

Không trông chờ vào những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, huyện Phong Điền đã xóa được nhà tạm cho nhiều hộ nghèo ở địa phương.

Phong Điền nỗ lực xóa nhà tạm
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
Return to top