ClockThứ Hai, 09/07/2018 11:02

13 làng nghề cần được bảo tồn lâu dài

TTH.VN - Sau khi rà soát các tiêu chí, hiện trạng và quy hoạch bảo tồn phát triển làng nghề và làng nghề truyền thống trên địa bàn, UBND tỉnh vừa công bố danh sách các làng nghề cần bảo tồn lâu dài theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, có 13 làng nghề tiêu biểu cần được bảo tồn lâu dài.

Trên 1,5 tỷ đồng hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thônDu lịch làng nghề chưa phát triểnGiữ nghề truyền thống

Dệt zèng ở xã A Roàng (huyện A Lưới) cần được bảo tồn lâu dài

Tính đến 31/5/2018 toàn tỉnh có 86 làng nghề. Trong đó có 40 làng nghề, làng nghề truyền thống, nghề truyền thống được công nhận.

Sau khi công bố danh mục các làng nghề cần được bảo tồn lâu dài, UBND tỉnh cũng đề xuất các nhiệm vụ bảo tồn, phát triển làng nghề trên địa bàn.

Cụ thể, đối với nhóm các làng nghề tại huyện Phong Điền gồm: Làng nghề gốm Phước Tích, Làng nghề đệm bàng Phò Trạch, Làng nghề rèn Hiền Lương cần xây dựng đề án phát triển các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch; quy hoạch vùng nguyên liệu; ứng dụng mô hình trình diễn sản xuất gốm phục vụ khách du lịch; đào tạo nghề, truyền nghề và xây dựng nhà trưng bày và giới thiệu sản phẩm làng nghề.

Nhóm các làng nghề tại huyện Phú Vang gồm: Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên, Làng nghề trang dân gian Làng Sình cần phát triển mô hình trình diễn nghề gắn du lịch, đầu tư các hạng mục phục vụ trình diễn (điểm trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm); thành lập hội nghề, mô hình quản lý làng nghề phù hợp; cải tiến, phát triển sản phẩm phục vụ du lịch; xây dựng, phát triển thương hiệu; truyền nghề, đào tạo nghề; đầu tư kết cấu hạ tầng để bảo tồn và phát triển làng nghề gắn du lịch.

Đối với nhóm các làng nghề nón lá Huế, cần hình thành, phát triển các tuyến du lịch làng nghề và các điểm di tích, văn hóa, du lịch tại địa phương; nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng bán hàng, cải tiến mẫu mã sản phẩm nón lá phục vụ du lịch cho các hộ sản xuất trong làng nghề; đào tạo nghề, nâng cao tay nghề gắn với giải quyết việc làm; đầu tư máy móc cải tiến, cơ giới hóa một số công đoạn sản xuất.

Nhóm các làng nghề dệt zèng tại huyện A Lưới cần phát triển các tuyến du lịch làng nghề và các điểm di tích, văn hóa, du lịch tại địa phương; nghiên cứu, đầu tư cải tiến quy trình sản xuất, phát triển mẫu mã phù hợp du lịch; phát triển thị trường; đào tạo nghề, nâng cao tay nghề.

Tin, ảnh: L.Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nơi hội tụ tinh hoa nghề truyền thống

Sau thời gian nâng cấp, sửa chữa, tòa nhà số 15 Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, TP. Huế (trước đây là Trung tâm Văn hóa Phương Nam) đã đưa vào hoạt động với diện mạo và tên gọi mới - Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm và trải nghiệm các nghề truyền thống Huế (viết tắt là Không gian NTT Huế).

Nơi hội tụ tinh hoa nghề truyền thống
Giúp nhau phát triển kinh tế từ nghề truyền thống

Thành lập các câu lạc bộ (CLB), tổ liên kết (TLK) để cùng chia sẻ kinh nghiệm, thị trường, giúp đỡ vốn... đó là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hương Toàn (TX. Hương Trà) giúp hội viên phát triển kinh tế từ nghề truyền thống của địa phương.

Giúp nhau phát triển kinh tế từ nghề truyền thống
Giữ làng nghề ở phố cổ Bao Vinh

Bao Vinh từng nổi tiếng với nhiều nghề thủ công truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều nghề đã thất truyền, chỉ còn một số nghề đang duy trì hoạt động sản xuất nhưng cũng chỉ cầm chừng.

Giữ làng nghề ở phố cổ Bao Vinh

TIN MỚI

Return to top