ClockThứ Năm, 10/06/2021 14:28

Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản

TTH.VN - Sáng 10/6, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc bàn giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản năm 2021. Tại Huế, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương và lãnh đạo các sở, ngành cùng tham dự.

Phục hồi sản xuất từ hỗ trợ sinh kếHướng đến nuôi thủy đặc sản bền vữngTăng cường đầu tư vào thiên nhiênThả 10 vạn tôm sú và 2.500 cua giống xuống đầm phá Tam GiangBài toán tăng giá trị hải sản cho ngư dânMùa đánh bắt mớiTái tạo, phục hồi thủy hải sản

6 tháng đầu năm 2021, đánh bắt thủy sản ở Thừa Thiên Huế tăng 4% so với cùng kỳ

Giảm tỉ lệ khai thác, tăng sản lượng nuôi trồng

Báo cáo tại hội nghị, Tổng Cục Thủy sản cho biết, tổng sản lượng khai thác thủy sản năm 2020 đạt 3,85 triệu tấn; 3 tháng đầu năm 2021, sản lượng đạt 857,4 nghìn tấn; trong đó, khai thác biển đạt 817,5 nghìn tấn, tăng 1,1% so với cùng kỳ; khai thác nội địa đạt 39,9 nghìn tấn (giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2020).

Năm 2020, tốc độ gia tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,05% so với năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu hải sản năm 2020 cả nước đạt 3,435 tỷ USD, tăng 3,12% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, một số mặt hàng giá trị xuất khẩu tăng mạnh như: tôm, cá biển, cua, ghẹ, mực...

Tính riêng giá trị xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm 2021 đạt 1,68 tỷ USD, bằng 103,3% so với cùng kỳ năm 2020. Cả nước có 620 cơ sở chế biến thủy sản quy mô công nghiệp, trong đó có 415 nhà máy, cơ sở đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật, Mỹ, EU và các thị trường khó tính khác. Các sản phẩm chế biến thủy sản của Việt Nam đã có mặt tại hơn 176 thị trường trên thế giới.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Thời gian qua, dịch COVID-19, logistic không thuận lợi, giá cước vận tải tăng; ứng dụng công nghệ vào khai thác và bảo quản sau thu hoạch còn chậm, gỡ thẻ vàng EU khó khăn là những trở ngại ảnh hưởng đến ngành thủy sản. Tuy nhiên, 5 tháng đầu năm, nông nghiệp, nông thôn, nông dân cũng như tình hình xuất khẩu đạt kết quả khả quan. Từ nay đến năm 2030, mục tiêu đề ra là giảm tỷ lệ khai thác, tăng sản lượng nuôi trồng và phải thúc đẩy phát triển thủy sản thì mới đạt được chỉ tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp.

“Thủy sản là lĩnh vực còn nhiều dư địa để phát triển, do đó, thời gian tới, cần triển khai thực hiện Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn luật và các khuyến nghị của EC. Tiếp tục điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường khai thác; quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá trên biển”- Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Tại hội nghị, các vấn đề về công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá trên biển, cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá, công tác tổ chức sản xuất, khai thác thủy sản… tiếp tục được các đại biểu các địa phương thảo luận, đưa ra các giải pháp cho năm 2021 và các năm tiếp theo.

Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chế biến thủy sản

UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cùng các đại biểu tại điểm cầu Thừa Thiên Huế 

Tại Thừa Thiên Huế, tổng số tàu khai thác hải sản là 604 chiếc. Tổng lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt gần 30.000 tấn, tăng 4% so với cùng kỳ; trong đó, sản lượng khai thác ước đạt 22.550 tấn, tăng 3,6% so với cùng kỳ.

Hiện các đội tàu thuyền đánh cá tại vùng nội địa, đầm phá vẫn đánh bắt, khai thác bình thường. Tuy nhiên, hầu hết các loại hải sản điển hình và một số loại cá thiết yếu tiêu thụ có chậm hơn, giá bán giảm 20- 30% so với trước khi có dịch COVID-19 nên khai thác hải sản gặp nhiều khó khăn.

Đội tàu đánh bắt chính đều giảm sản lượng, hiệu quả thấp, nằm bờ nhiều hơn, kéo theo đội dịch vụ hậu cần trên biển khó khăn. Đội tàu câu xa bờ đặc biệt khó khăn, một số tàu đang muốn chuyển nhượng…

Theo Phó Giám đốc Sở NN& PTNT Trương Văn Giang, để nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản, ngành kiến nghị tăng cường hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản thông qua các chính sách hỗ trợ của nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Tổ chức sản xuất trên biển cho các đội tàu tham gia khai thác biển xa. Đồng thời, liên kết các tổ đội thu mua, khai thác, kết nối các cơ sở thu mua chế biến trong và ngoài tỉnh nhằm tránh tình trạng ép giá mua của chủ nậu. Đồng thời, chú trọng phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản.

Đối với khâu chế biến và tiêu thụ thủy sản, ông Trương Văn Giang thông tin, tỉnh tăng cường đẩy mạnh chế biến hải sản, dự trữ nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu. Thúc đẩy các doanh nghiệp phối hợp với ngư dân tham gia chuỗi sản xuất để đảm bảo chất lượng sau thu hoạch, nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản từ khai thác. Đồng thời, trong khâu nuôi trồng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, sản xuát sản phẩm chất lượng cao, nâng cao giá trị gia tăng, đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu chế biến thủy sản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương kiến nghị Bộ NN& PTNT nghiên cứu, điều tra nguồn lợi thủy sản, dự báo ngư trường khai thác để các địa phương nắm tình hình, triển khai đến ngư dân nhằm khai thác hải sản có hiệu quả. Đồng thời, nghiên cứu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chế biến thủy sản nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản.

Bài, ảnh: Thái Bình  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt

Với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi việc người dân đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chức năng của huyện Quảng Điền đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, khép kín địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt
Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

Hiện trên địa bàn tỉnh còn có 53 mỏ khai thác khoáng sản đang hoạt động, nhưng có 2 mỏ chưa lắp đặt trạm cân và camera tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã yêu cầu 2 chủ mỏ này tạm dừng hoạt động khai thác.

Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản
Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản

Từ một hộ nông dân vốn nhiều khó khăn, nay ông Trương Ngọc Nhật ở xã Phú Gia, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi huyện Phú Vang đã vươn lên làm giàu chính đáng trên đất quê hương.

Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản
Hướng dẫn 300 bà mẹ thực hành dinh dưỡng

Ngày 7/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức lớp tập huấn tại xã Hương Nguyên (A Lưới) về hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ, thực hành dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú dưới 2 tuổi.

Hướng dẫn 300 bà mẹ thực hành dinh dưỡng
Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn

Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đang tăng lên. Điều này kéo theo những vấn đề lo ngại về bệnh tật, nguồn thức ăn cho thủy sản, môi trường nước và các chi phí khác... Việc nghiên cứu thành công sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho một số loài thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh mở ra cơ hội mới và những lợi ích kinh tế, xã hội đi kèm.

Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn

TIN MỚI

Return to top