ClockChủ Nhật, 28/07/2019 21:20

Cần nhân rộng mô hình chăn nuôi hữu cơ

TTH - Cần nhân rộng mô hình chăn nuôi hữu cơ theo công nghệ vi sinh là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường tại buổi thăm, kiểm tra thực tế mô hình chăn nuôi hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm. Cùng đi có Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương và các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nhân rộng quy trình công nghệ vi sinh trong chăn nuôi lợn hữu cơLiên kết cung ứng sản phẩm thịt heo hữu cơLiên kết chăn nuôi, tiêu thụ lợn hữu cơ

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng lãnh đạo tỉnh thăm cửa hàng nông sản hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm

Quy trình chăn nuôi an toàn

Đoàn đã đi thực tế và kiểm tra tình hình chăn nuôi tại khu nông nghiệp hữu cơ (thị xã Hương Thủy) và khu siêu thị nông sản hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm (TP. Huế). Đây là mô hình thành công trước tình hình dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát, cung cấp cho thị trường một nguồn thịt lợn đảm bảo chất lượng, an toàn với mức giá ổn định.

Việc phát triển chăn nuôi hữu cơ theo công nghệ vi sinh của Tập đoàn Quế Lâm bắt đầu năm 2013 với quy mô 20-30 con đảm bảo nguồn cung cấp lợn sạch cho cán bộ công nhân viên và làm quà tặng. Đến nay, Tập đoàn đã liên kết với các hợp tác xã, bà con nông dân ở Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc, TX. Hương Trà, TX. Hương Thủy…và một số huyện của Quảng Trị để nhân rộng.

Quy trình chăn nuôi áp dụng tổng hòa các giải pháp, ứng dụng công nghệ vi sinh trên nền hữu cơ hoàn toàn không dùng kháng sinh. Lợn giống được nhập từ các cơ sở giống an toàn dịch bệnh. Chuồng nuôi được thiết kế (mùa đông ấm, mùa hè thoáng mát), bổ sung hệ thống phun mù, giảm nhiệt độ chuồng nuôi có đệm lót; bổ sung chế phẩm vi sinh hoạt lực cao thường xuyên, hạn chế tối đa mùi hôi, tiết kiệm nước, giảm thiểu nước thải ra môi trường. Đệm lót bổ sung vi sinh vật thường xuyên, hạn chế virut, vi sinh vật gây bệnh tấn công lợn.

Ngoài ra, trong chế độ ăn, lợn thường được bổ sung thêm men vi sinh để tăng sức đề kháng, đồng thời thực hiện tiêu độc, khử trùng thường xuyên xung quanh chuồng trại, hạn chế mầm bệnh xâm nhiễm.

Thăm mô hình lúa hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm

Theo ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Quế Lâm, kinh nghiệm cho thấy, nuôi theo quy trình khép kín, hoàn chỉnh về kỹ thuật, chuồng nuôi, con giống, thức ăn, nước uống, bổ sung chế phẩm vi sinh với liều lượng phù hợp giúp cải thiện sức đề kháng cho đàn lợn nên đàn lợn của các hộ chăn nuôi liên kết với Tập đoàn an toàn trong "bão dịch".

Ông Lê Tranh, Giám đốc HTX Phù Bài chia sẻ, HTX đang ký hợp đồng liên kết với Tập đoàn Quế Lâm xây dựng mô hình chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ với quy mô 100 con. Với giá bán ổn định 50 ngàn đồng/kg lợn hơi, trung bình mỗi con, người nuôi thu lãi từ 800- 900 ngàn đồng. HTX còn đẩy mạnh liên kết trong việc cung ứng giống, phân bón, xây dựng các mô hình sản xuất lúa hữu cơ, lúa giống chất lượng, nâng cao thu nhập, cải thiện môi trường canh tác. Nhờ thực hiện liên kết tốt, tập quán canh tác của người dân có chuyển biến, hạn chế dần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tránh ảnh hưởng tới môi trường, bảo vệ đàn lợn trước nguy cơ dịch bệnh.

Mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ công nghệ vi sinh của Tập đoàn Quế Lâm không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh

Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp

Thực tế kiểm tra tình hình kinh doanh tại siêu thị nông sản hữu cơ Quế Lâm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao những bước đi vững chắc của Tập đoàn Quế Lâm trong xây dựng mô hình nông nghiệp sạch, thân thiện theo hướng hữu cơ. Biểu dương sự đồng hành, hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đối với Tập đoàn Quế Lâm nói riêng và người dân, doanh nghiệp có điều kiện phát triển, định hình nền nông nghiêp sạch tại địa phương.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, cây lúa và con lợn là máu thịt của nền nông nghiệp và được xem là trung tâm nền nông nghiệp Việt Nam. Trước nhiều thách thức từ dịch bệnh, thị trường, an toàn thực phẩm…, các mô hình nông nghiệp hữu cơ sử dụng công nghệ vi sinh vẫn sống tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trường. Bộ trưởng yêu cầu, tỉnh Thừa Thiên Huế cần nhân rộng mô hình chăn nuôi hữu cơ theo công nghệ vi sinh để hạn chế tác động của dịch bệnh đồng thời tạo điều kiện cho Tập đoàn Quế Lâm xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp trong thời gian tới.

Riêng Tập đoàn Quế Lâm cần tiêu chuẩn hóa kỹ thuật về hệ sinh thái nông nghiệp tại Thừa Thiên Huế, tạo nền tảng đưa mô hình ra các tỉnh thành khác; liên kết, chia sẻ kinh nghiệm với các HTX, nông dân, doanh nghiệp, nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn.

Bài, ảnh: HOÀNG LOAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từ những mô hình hiệu quả

Với các mô hình “Con heo đất”, “Ngôi nhà xanh”, “Tiết kiệm tự nguyện”..., phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở TX. Hương Trà đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng động, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Từ những mô hình hiệu quả
Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi

Hình thành các trang trại có quy mô lớn, các khu chăn nuôi tập trung phù hợp với từng địa phương; phát triển mạnh theo hướng công nghệ cao, an toàn sinh học và bền vững là vấn đề đặt ra trong phát triển chăn nuôi ở giai đoạn mới.

Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi
Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Return to top