ClockChủ Nhật, 01/11/2020 15:53

Giá gạo và cà phê Việt Nam tăng

Tuần qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng giữa bối cảnh nguồn cung chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tình hình bão lũ và sạt lở đất ở khu vực miền Trung.

Đấu giá gây quỹ “Vì Huế-vì miền Trung”Di dời các hộ vùng xung yếu, giúp dân chống sạt lở bờ biểnBáo Thừa Thiên Huế phối hợp Tập đoàn Vingroup trao 300 suất quà cho người dân vùng lũ1.000 suất quà hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũVề với dân vùng lũNâng cao chất lượng để gạo Việt Nam chiếm lĩnh các thị trường

Chuẩn bị nguồn hàng gạo xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Lộc Trời (tỉnh An Giang)

Tuần qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng giữa bối cảnh nguồn cung chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tình hình bão lũ và sạt lở đất ở khu vực miền Trung của đất nước.

Trong khi đó, những khó khăn trong khâu trung chuyển hậu cần cũng là nguyên nhân khiến các đơn hàng xuất khẩu của Ấn Độ chậm lại.

Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Việt Nam trong tuần này đã tăng lên 495 USD/tấn, so với mức 485-490 USD/tấn của tuần trước đó.

Một thương nhân ở tỉnh An Giang cho biết nguyên nhân là do “nguồn cung gạo đang khan hiếm, trong khi nhu cầu trong nước lại tăng lên khi hàng triệu người dân ở miền Trung của Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi hàng loạt trận lũ lụt và sạt lở đất.”

Theo dữ liệu từ Chính phủ, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn tháng 1-10/2020 được dự báo sẽ giảm 4% so với một năm trước đó, xuống còn 5,29 triệu tấn.

Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu gạo của Ấn Độ cũng đang chậm lại do sự tắc nghẽn tại một cảng hàng quan trọng.

B. V. Krishna Rao, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ, cho biết: "Các vấn đề trong khâu hậu cần đã làm hoạt động xuất khẩu chậm lại. Trong khi đó, giá cước vận tải container tăng mạnh cũng ảnh hưởng đến các thương nhân."

Giá gạo 5% tấm của Ấn Độ đã giảm xuống mức 370-375 USD/tấn so với 372-377 USD/tấn của tuần trước.

Giải thích về diễn biến này, một nhà xuất khẩu có trụ sở tại thành phố Kakinada ở bang Andhra Pradesh cho biết sự mất giá của đồng rupee đã cho phép các nhà xuất khẩu chào bán gạo với giá cạnh tranh hơn.

Tại Bangladesh, quốc gia này đang phải vật lộn với tình trạng nguồn cung gạo ngày càng cạn kiệt trong khi giá nội địa tăng đột biến trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp.

Trong bối cảnh đó, Bangladesh dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi lượng gạo thu mua bắt đầu từ vụ thu hoạch vào giữa tháng 11 tới, sau khi những nỗ lực nhằm tăng cường nguồn cung trước đó không đạt mục tiêu.

Bộ Lương thực Bangladesh cho biết chính phủ sẽ mua 650.000 tấn giống lúa Aman được tưới bằng nước mưa từ nông dân, tăng so với khoảng 380.000 tấn được mua vào năm ngoái.

Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã tăng lên 452-480 USD/tấn từ mức 435-440 USD/tấn được ghi nhận một tuần trước đó, do nhu cầu trong và ngoài nước tăng cao.

Thị trường cà phê châu Á

Những cơn mưa xối xả và bão lũ dày đặc đã phá hủy một số vùng trồng càphê trọng điểm của Việt Nam trong tuần qua và đe dọa đến triển vọng thu hoạch của cả nước.

Cơn bão Molave, cơn bão có cường độ mạnh nhất đã đổ bộ vào quốc gia sản xuất càphê lớn thứ hai thế giới, làm ngập các vùng trũng trồng càphê lớn và thậm chí làm hỏng cả những trái càphê đang chín trên cây.

Tình trạng thời tiết không thuận lợi đã khiến giá càphê tại Việt Nam tăng lên mức 1.3962-1.4652 USD/tấn thay vì 1.3402-1.4221 USD/tấn được ghi nhận vào tuần trước.

Dự báo thời tiết của trung tâm khí tượng và thủy văn của Việt Nam cho thấy diễn biến thời tiết ở khu vực Tây Nguyên tiếp tục xấu đi với những cơn mưa bất thường trong 10 ngày tới.

Một thương nhân có trụ sở tại Tây Nguyên cho biết: “Chưa có ước tính về tác động của cơn bão nhưng lượng mưa liên tục đã khiến hạt càphê không thể chín và sẵn sàng để thu hoạch.”

Trong khi đó Brazil, nhà sản xuất càphê hàng đầu thế giới, đã ghi nhận những tín hiệu tích cực trong hoạt động xuất khẩu càphê trong tháng 9. Hội đồng các nhà xuất khẩu càphê của Brazil cho biết nước này đã xuất khẩu khoảng 3,8 triệu bao càphê trong tháng 9/2020, tăng 8,6% so với hồi tháng 9/2019.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa phát triển bền vững

Văn hóa doanh nghiệp (DN)-chìa khóa vàng để phát triển bền vững là chủ đề chương trình cà phê doanh nhân do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh tổ chức trong ngày 16/11. Chương trình có sự tham gia chia sẻ của ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM, Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa DN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Sách doanh nhân.

Để văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa phát triển bền vững
Cà phê muối ở Huế lên báo Mỹ

Mới đây, trang tin CNN của Mỹ, cho biết trên các trang mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều bài viết chia sẻ cách làm thế nào để gọi một loại đồ uống có nguồn gốc từ Việt Nam tại chuỗi cửa hàng cà phê lớn có xuất xứ từ Mỹ. Thứ mà những thực khách này đang mong đợi chính là cà phê muối.

Cà phê muối ở Huế lên báo Mỹ
Bernard chọn quán cà phê trong Đại Nội để ngồi viết sách

Trong không gian Viện Pháp Huế, số 1 Lê Hồng Phong, nhà văn viễn tưởng nổi tiếng người Pháp Bernard Werber đã có buổi giao lưu, trò chuyện cùng khán giả cố đô và giới thiệu hai tác phẩm tâm đắc của ông: “Bộ Ba Kiến" và "Chiếc hộp Pandora".

Bernard chọn quán cà phê trong Đại Nội để ngồi viết sách
Giá dầu tăng khi rủi ro địa chính trị gây thêm lo ngại về nguồn cung

Theo Hãng thông tấn Reuters, giá dầu đã tăng trong đầu phiên giao dịch châu Á ngày 25/3, trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung toàn cầu thắt chặt hơn do xung đột leo thang ở khu vực Trung Đông và cuộc xung đột tại Ukraine, trong khi số lượng giàn khoan của Mỹ sụt giảm góp phần vào áp lực tăng giá.

Giá dầu tăng khi rủi ro địa chính trị gây thêm lo ngại về nguồn cung

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Epicure Vina máy pha cà phê nhập khẩu
Return to top