ClockThứ Hai, 16/11/2020 20:23

Khắc phục bão lũ, ổn định cuộc sống, sản xuất

TTH.VN - Đến chiều 16/11, mặc dù nhiều nơi vẫn còn ngập lũ, nhưng các địa phương khẩn trương, tập trung lực lượng khắc phục hậu quả bão số 13, giúp dân sớm ổn định cuộc sống, sản xuất.

Bạn trẻ “giải cứu” dưa hấu Quảng Ngãi

Người dân Quảng Thái (Quảng Điền) vệ sinh trường học sau bão, lũ

 

Hộ ông Trần Được ở xã Phong Hải (Phong Điền) chỉ cách bờ biển vài chục mét, phải sơ tán trước bão. Bão số 13, vùng ven biển gió thổi mạnh làm mái ngói nhà ông Được bị hư hỏng khá nặng, nước mưa chảy vào nhà. Sau bão, ông tự mua ngói, khẩn trương lợp lại nhà xong trong chiều 15/11. Cuộc sống gia đình đã ổn định.

 

Chủ tịch UBND xã Phong Hải, ông Hoàng Văn Sửu thông tin, trên địa bàn có khoảng 30 ngôi nhà, các công trình phụ tại nhiều cơ quan trường học bị tốc mái. Ngay sau khi bão tan, công việc rà soát, thống kê được triển khai gấp rút, kết hợp huy động lực lượng lợp lại nhà cửa, khắc phục các công trình. Đến chiều 15/11, hầu hết các công trình, nhà tốc mái được khắc phục xong. Từ sáng 16/11, các trường tổ chức dạy học bình thường.

 

Trong và sau bão, chính quyền địa phương huy động lực lượng, phối hợp với bộ đội biên phòng, công an sử dụng bao tải cát, gia cố tạm thời bờ biển, hạn chế tối đa sạt lở và tránh nguy cơ sóng biển tràn vào khu dân cư. Được biết, trong trận bão số 13 kết hợp triều cường, bờ biển Phong Hải bị sạt lở với chiều dài 1,4km, sâu 7-10m.

 

Ngoài bờ biển Phong Hải, bờ biển từ Phong Điền đến Phú Lộc bị sạt lở hơn 14km, sâu 7-10 mét. Các địa phương, ban ngành tổ chức gia cố bờ biển bằng rọ thép, đá hộc, bao tải cát. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời. Chủ tịch UBND xã Phong Hải cũng như lãnh đạo các địa phương cho rằng, trước sự biến đổi khí hậu, dòng chảy thay đổi rất lớn, không còn con cách nào khác phải đầu tư xây kè kiên cố bảo vệ bờ biển, khu dân cư và các công trình. Trước mắt, địa phương rà soát số hộ bị ảnh hưởng nặng, có biện pháp tái định cư, ổn định cuộc sống Nhân dân.

 

Vùng trồng rau an toàn ở Quảng Thành (Quảng Điền) hư hỏng hoàn toàn

 

Theo thông tin từ các địa phương, tính đến chiều 16/11, phần lớn nhà tốc mái nhẹ (khoảng 3.800 nhà) trên địa bàn tỉnh đã lợp xong. Khoảng 500 nhà tốc mái nặng dự kiến khắc phục hoàn thành chậm nhất vào chiều mai. Các công trình điện hư hỏng được khắc phục, 100% khách hàng đã có có điện sinh hoạt, sản xuất. Gần 100% hộ sơ tán, di dời trước bão đã được các lực lượng hỗ trợ trở về nhà an toàn, cuộc sống từng bước ổn định. 80% trường học trên địa bàn tỉnh tổ chức dạy học trở lại.

 

Hiện nay, ngư dân đang tập trung sửa chữa tàu, thuyền nhằm kịp thời hoạt động khai thác hải sản. Ông Trần Văn Chiến, chủ tàu vỏ thép ở xã Phú Thuận (Phú Vang) cho biết, do sóng đánh, gió mạnh làm tàu bị mắc cạn tại đập Hòa Duân. Một số thiết bị hư hỏng đang được sửa chữa, khắc phục. Chung số phận như tàu ông Chiến còn có 12 chiếc tàu đánh bắt xa bờ ở Phú Vang, 2 thuyền ở Phú Lộc và nhiều thuyền bãi ngang bị mắc cạn, hư hỏng một số thiết bị, máy móc. Đến nay, phần lớn các tàu cơ bản sửa chữa xong, một vài ngày đến có thể hoạt động trở lại.

 

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh, các địa phương đang khẩn trương rà soát, khắc phục hệ thống đê bao, thủy lợi, nạo vét kênh mương, đồng ruộng đảm bảo sản xuất vụ đông và đông –xuân sắp đến. Trước mắt, các hợp tác xã (HTX) tự trích kinh phí dự phòng ứng phó thiên tai để khắc phục các công trình. Những công trình kênh mương, đê bao nội đồng bị hư hỏng nhẹ sẽ được sửa chữa, khắc phục trong vài ngày đến. Các công trình sạt lở nặng chỉ gia cố tạm thời để kịp sản xuất vụ đông xuân. Lâu dài, các địa phương, HTX rà soát, lập phương án kiên cố hóa các công trình; đồng thời kiến nghị cấp trên đầu tư kinh phí xây dựng các công trình quy mô vừa và lớn, đa mục tiêu…

 

Bão số 13, kết hợp lũ lớn làm nhiều tuyến đường nông thôn bị hư hỏng, xói lở nặng. Ngành giao thông và các địa phương đang tập trung thống kê, kết hợp sửa chữa, gia cố tạm thời phục vụ đi lại, sản xuất cho người dân. Đến chiều 16/11, nhiều tuyến đường đã được khắc phục, nước lũ rút, hoạt động giao thông trở lại bình thường.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1.300 ha lúa ngã, đổ

Các địa phương đã kiểm tra hiện trường, tổ chức nắm tình hình, thống kê thiệt hại để có phương án khắc phục hậu quả do giông lốc và hướng dẫn người dân có diện tích lúa bị đổ ngã thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiệt hại.

Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1 300 ha lúa ngã, đổ
Phú Vang:
Khắc phục hậu quả do giông lốc gây ra

Ngày 3/5, lãnh đạo huyện Phú Vang đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại và chỉ đạo biện pháp khắc phục trên địa bàn, do mưa lớn, giông lốc gây ra tối 2/5.

Khắc phục hậu quả do giông lốc gây ra
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Cải cách thể chế, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm

Ngày 17/4, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức công bố Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2023. Sau hội nghị, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Chỉ đạo đã dành cho phóng viên TTXVN cuộc phỏng vấn nhanh về các kết quả này, cũng như những tồn tại, hạn chế và các vấn đề đặt ra trong thời gian tới.

Cải cách thể chế, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm

TIN MỚI

Return to top