ClockThứ Bảy, 03/08/2019 07:00
CHƯƠNG TRÌNH MỖI ĐỊA PHƯƠNG MỘT SẢN PHẨM:

Nâng chất sản phẩm chủ lực

TTH - Đầu tư cho sản phẩm (SP) chủ lực là hướng đi mà các địa phương đang hướng tới để xây dựng chương trình mỗi địa phương một sản phẩm (OCOP).

Quảng Điền xây dựng chuỗi sản phẩm hướng đến OCOPOCOP: Nhà nước kiến tạo, người dân chủ thểXây dựng sản phẩm OCOP: Bắt đầu từ tư duy người sản xuấtĐường đến OCOP

Dệt zèng được người dân A Lưới giới thiệu tại Festival Nghề truyền thống 2019. Ảnh: LÊ THỌ

Từ gạo, đến dầu tràm

Gạo thơm Thủy Thanh được phát triển từ năm 2012, khi HTX NN Thủy Thanh đưa vào canh tác giống lúa Hương Cốm với chất lượng gạo ngon. Quá trình sản xuất, HTX mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy xay xát lúa gạo, kinh phí 1,2 tỷ đồng, năng suất 1 tấn/giờ.

Việc hình thành nhà máy xay xát theo dây chuyền công nghệ tiên tiến, kết hợp với quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng mở ra ngành kinh doanh mới nhiều triển vọng, giải quyết đầu ra ổn định cho nông dân. Thương hiệu gạo thơm Thủy Thanh được định hình và phát triển mạnh từ đó. Mấy năm qua, HTX tiêu thụ một lượng lớn SP tại địa phương và các tỉnh phía Bắc.

Ông Phùng Hữu Thạnh, Giám đốc HTX NN Thủy Thanh thông tin: Cùng với gạo Hương Cốm, nhiều giống lúa chất lượng cao, thơm ngon cũng được đưa vào trồng. Nhờ đó, SP gạo thơm Thủy Thanh có thị trường khá ổn định, bên cạnh đầu tư nhà máy, SP cũng được tiến hành đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu.

Trưng bày, giới thiệu bánh đặc sản tại hội nghị tuyên dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

Ngoài SP gạo, dầu tràm được xem là SP chủ lực quan trọng của Thừa Thiên Huế. Chỉ tính riêng huyện Phú Lộc đã có 80 cơ sở sản xuất dầu tràm, mỗi tháng cung ứng ra thị trường gần 2.000 lít. Chưa kể các DN lớn và cơ sở ở các địa phương khác.

Để tiến tới xây dựng dầu tràm thành SP OCOP, các cơ sở sản xuất đã chủ động xây dựng vùng nguyên liệu đảm bảo sản xuất cho các cơ sở sản xuất dầu tràm. Ngoài ra, tránh tình trạng bắt chước, lạm dụng thương hiệu đặc sản, nhiều cơ sở xúc tiến, đăng ký và xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm này, xây dựng chiến lược kinh doanh, bảo hộ tối đa quyền sở hữu trí tuệ cũng được tiến hành.

“Một SP muốn vươn ra thị trường lớn cần phải có dấu ấn của địa phương, có bản sắc của vùng đất. Xuất phát từ chính vùng đất hình thành nên SP, nguyên liệu đến người sản xuất, mỗi sản phẩm mang một dấu ấn địa phương và sẽ “kể” cho người mua chính câu chuyện của địa phương đó. Chúng tôi cũng đang đầu tư xây dựng đề án chuẩn hóa SP, giúp khách hàng định hình hơn về SP của công ty nói riêng và sản phẩm dầu tràm xứ Huế nói chung”, ông Nguyễn Văn Lực, Công ty TNHH sản xuất tinh dầu Kim Vui chia sẻ.

Sản phẩm đạt "3 sao" sẽ được hỗ trợ

Theo ông Nguyễn Đắc Tập, Phó Chủ tịch UBND TX. Hương Thủy, thị xã đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình OCOP; đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn, cơ sở sản xuất rà soát, đăng ký kế hoạch, lộ trình thực hiện giai đoạn 2019-2020. Theo đó, một số SP như: trà mướp đắng Thủy Dương, gạo thơm Thủy Thanh, gà đồi Phú Sơn… được lựa chọn là SP chủ lực địa phương tiến tới xây dựng SP OCOP.

Trước đó, từ nhiều nguồn kinh phí từ thị xã đến các phường, xã đã hỗ trợ các SP trên định hình thương hiệu, chuẩn hóa quy trình sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị… Hiện các các SP được chọn làm SP chủ lực địa phương cũng đang được các chủ thể kinh tế chuẩn hóa lại quy trình sản xuất, kinh doanh, xây dựng đề án nâng cấp, phát triển mới SP hoặc tái cấu trúc, nâng cao năng lực chủ thể kinh tế.

Theo kế hoạch, từ 2019-2020, tỉnh sẽ phát triển, nâng cấp 25 SP, trong đó có 8 SP mới, SP chủ lực. Đến cuối năm 2020, phấn đấu ít nhất 20 SP tiềm năng, có lợi thế của địa phương được hoàn thiện, nâng cấp, tiêu chuẩn hóa, tập trung đa dạng hóa, chế biến sâu các SP theo chuỗi giá trị. Trong đó, mỗi huyện lựa chọn ít nhất 1-2 SP lợi thế nhất để tập trung phát triển; cấp tỉnh lựa chọn 2 SP có lợi thế nhất để phấn đấu đạt tiêu chí SP OCOP tỉnh Thừa Thiên Huế (4-5 sao). 100% SP được nâng cấp, tiêu chuẩn hóa tham gia OCOP và tham gia đánh giá, xếp hạng SP tại cấp huyện, tỉnh.

Ông Phạm Văn Tần, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn chia sẻ, chủ thể chính của chương trình OCOP hiện nay là các SP chủ lực địa phương, các SP đã được định hình trên thị trường và có thương hiệu. Nhà nước chỉ hỗ trợ tập huấn… chuẩn hóa SP chứ không phải hỗ trợ theo kiểu “bắt tay chỉ việc” như trước. Bản thân chủ thể kinh tế phải chủ động xây dựng, định hình SP trước khi xây dựng đề án.

Người dân khởi đầu chu trình bằng việc xây dựng ý tưởng SP nộp qua UBND cấp xã tổng hợp gửi Ban chỉ đạo OCOP cấp huyện. Khi ý tưởng SP được xem xét, lựa chọn, chủ nhân các ý tưởng này được hướng dẫn xây dựng phương án kinh doanh trình hệ thống OCOP.

Trong quá trình triển khai phương án kinh doanh, tùy mức độ đơn giản hay phức tạp và điều kiện sẵn có, một SP có thể nhận được một hoặc nhiều hỗ trợ từ OCOP như tập huấn, tư vấn lồng ghép hỗ trợ thiết kế mẫu mã, bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc, xây dựng nhãn hiệu tập thể cho SP để chủ thể triển khai kế hoạch kinh doanh.

Các SP tham gia Chương trình OCOP, chuẩn hóa, nâng cấp giai đoạn 2019-2020 bắt buộc tham gia đánh giá, xếp hạng SP OCOP cấp huyện và cấp tỉnh. Các SP dự thi đạt "3 sao" trở lên sẽ được hỗ trợ xúc tiến thương mại tại các cấp tương ứng nhằm thúc đẩy tiêu thụ SP tại thị trường địa phương, tỉnh, quốc gia và hướng đến quốc tế. Qua đó thúc đẩy phát triển sản xuất, đạt mục đích của OCOP là thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng, ông Tần thông tin.

Bài, ảnh: HOÀNG LOAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng ý thức sử dụng sản phẩm có bản quyền

Tạo dựng thói quen sử dụng của người tiêu dùng với các sản phẩm, dịch vụ có bản quyền đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng mua bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ - một vấn nạn đang gây thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần chú trọng thực hiện các biện pháp thanh tra, kiểm tra và xử lý các đối tượng vi phạm trong lĩnh vực này.

Xây dựng ý thức sử dụng sản phẩm có bản quyền
Phần thưởng xứng đáng

Từ 100 con gà giống được chính quyền địa phương hỗ trợ, đến nay ông Nguyễn Vĩnh Tường (thôn Hà Trữ Thượng, xã Phú Gia, Phú Vang) đã phát triển thành trang trại nuôi gà thả vườn với số lượng đàn dao động từ 3.000 – 5.000 con, doanh thu mỗi năm lên đến vài trăm triệu đồng.

Phần thưởng xứng đáng
Khởi nghiệp từ nông sản địa phương

Tự tin, năng động và sáng tạo, cô gái 9X Trần Thị Ngọ để lại dấu ấn tích cực với các sản phẩm khởi nghiệp, góp phần thúc đẩy nông sản địa phương và mở ra con đường khởi nghiệp bền vững cho phụ nữ nông thôn.

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương
Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

Du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa. Với nhiều tiềm năng, Thừa Thiên Huế cùng các địa phương có thể đẩy mạnh loại hình du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam.

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

TIN MỚI

Return to top