ClockChủ Nhật, 20/02/2022 14:29

Nghiệm thu công đoạn hoàn thành trồng rừng bản địa đa loài

TTH.VN - Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt phối hợp với các ban ngành tổ chức nghiệm thu công đoạn hoàn thành trồng rừng bản địa hỗn giao đa loài tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền vào sáng 20/2.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh thăm mô hình phát triển rừng trồng hỗn giao đa loàiKiểm tra mô hình “Phục hồi rừng bằng cây bản địa đa loài”

Nghiệm thu, kiểm tra cây sau khi hoàn thành công đoạn trồng

Mô hình trồng rừng bản địa hỗn giao đa loài nằm trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt về phục hồi rừng trên đất bị chiến tranh tàn phá giai đoạn 2021-2025. Mô hình do Hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững Thuận Thiên phối hợp với Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt và Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền thực hiện.

Các đơn vị đã hoàn thành công đoạn trồng với quy mô diện tích 21ha tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, theo phương thức trồng hỗn giao 17 loài với 3 nhóm chính: cây tổ thành chính, cây mọc nhanh, cây tổ thành phụ theo 5 công thức trồng rừng khác nhau.

Qua kiểm tra, đánh giá cho thấy, các loài cây sau khi trồng đều sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao. Tuy nhiên các đơn vị phối hợp tiếp tục theo dõi quá trình sinh trưởng và có biện pháp kỹ thuật chăm sóc phù hợp nhằm đảm bảo cây thành rừng theo đúng chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.

Tin, ảnh: Hoàng Triều

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trồng hoa lily, hoa cúc, hoa đồng tiền từ ứng dụng công nghệ cao

Sáng 7/10, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiến hành nghiệm thu cấp tỉnh đối với dự án nông thôn miền núi do Trung ương quản lý: "Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình trồng hoa Lily, hoa Cúc và hoa Đồng tiền tại tỉnh Thừa Thiên Huế". Đây là dự án thuộc chương trình "Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi vùng dân tộc thiểu số, giai đoạn 2016-2025", do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh chủ trì thực hiện.

Trồng hoa lily, hoa cúc, hoa đồng tiền từ ứng dụng công nghệ cao
Châu Á ghi dấu văn hóa trên ẩm thực thế giới

Hãy tưởng tượng bạn bước vào cửa hàng tạp hóa địa phương và tìm thấy một món ăn nhẹ không chỉ thỏa mãn cơn thèm ăn, mà còn được thưởng thức món ăn thể hiện di sản văn hóa và hương vị địa phương. Hãy nghĩ đến khoai tây chiên vị phở Việt Nam hoặc đồ ăn nhẹ vị dưa chuột ở Trung Quốc, nơi người ta tin rằng đặc tính làm mát của loại củ quả này có thể chống lại sự nóng bức, khái niệm về ẩm thực tốt cho sức khỏe nổi tiếng trong truyền thống của Trung Quốc.

Châu Á ghi dấu văn hóa trên ẩm thực thế giới
Sản xuất, sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho thủy sản nước ngọt

Chiều 17/9, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện dự án KHCN cấp tỉnh "Sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens Linnaeus, 1758) làm thức ăn cho một số đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế tại Thừa Thiên Huế" do Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế chủ trì thực hiện.

Sản xuất, sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho thủy sản nước ngọt
Sản xuất cây sen tại Thừa Thiên Huế theo chuỗi liên kết

Chiều 30/8, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện dự án KHCN cấp tỉnh "Ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất cây sen tại Thừa Thiên Huế theo chuỗi liên kết" do Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt chủ trì thực hiện.

Sản xuất cây sen tại Thừa Thiên Huế theo chuỗi liên kết
Đánh giá hiện trạng, độ rủi ro sạt trượt đất đá ở A Lin - Rào Trăng

Chiều 28/8, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài KH&CN cấp tỉnh "Khảo sát, đánh giá hiện trạng, nguyên nhân, độ rủi ro do sạt trượt đất đá ở khu vực thủy điện bậc thang A Lin - Rào Trăng, tuyến đường 71 và các giải pháp phòng tránh" do Trường đại học Khoa học, Đại học Huế chủ trì thực hiện.

Đánh giá hiện trạng, độ rủi ro sạt trượt đất đá ở A Lin - Rào Trăng
Return to top