ClockThứ Năm, 02/05/2019 10:53

Đầu tư hạ tầng hậu cần nghề cá và phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản

TTH.VN - Đó là quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 1/5 về việc đầu tư các dự án "xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá" và dự án "phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản".

Âu thuyền Phú Hải xuống cấp, quy mô không đáp ứng yêu cầu neo đậu, tránh trú bão cho tàu thuyền

Kinh phí thực hiện các dự án từ nguồn bồi thường sự cố môi trường biển của Công ty Formosa Hà Tĩnh tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Theo đó, tổng vốn đầu tư các dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá mỗi tỉnh tối đa không quá 400 tỉ đồng và không điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư trong quá trình thực hiện các dự án.

Riêng tổng kinh phí cho hai dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản tại hai tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế tối đa không quá 340 tỉ đồng.

Thời gian thực hiện các thủ tục đầu tư các dự án đến hết ngày 31/12/2020.

Tin, ảnh: Hoàng Triều

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư hạ tầng cảng biển

Với lợi thế có hơn 128km đường bờ biển cùng hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng các dự án (DA) đầu tư vào hạ tầng cảng biển, hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - đầm phá.

Đầu tư hạ tầng cảng biển
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

TIN MỚI

Return to top