ClockThứ Năm, 21/12/2023 11:08

Nuôi tôm thẻ ứng dụng công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo

TTH - Trong điều kiện biến đổi khi hậu, môi trường ngày càng ô nhiễm, nuôi tôm chân trắng thường bị dịch bệnh, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai thí điểm thành công mô hình “Thử nghiệm ao nuôi tôm thẻ thông minh ứng dụng công nghệ IoT (xu hướng kết nối vạn vật) và trí tuệ nhân tạo trong giám sát và tương tác tự động”.

Giám sát tình trạng nhập tôm hùm giống trên địa bànỨng dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi tôm nước lợLãng phí ao hồ nuôi tôm trên cát

 Mô hình nuôi tôm thẻ ứng dụng công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng đã và đang trở thành xu thế tất yếu hiện nay. Nhiều địa phương, trong đó có Thừa Thiên Huế đang có chính sách hỗ trợ và phát triển các hình thức nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao, tạo nên vòng nuôi tuần hoàn khép kín, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.

Trong các công nghệ cao được ứng dụng vào nuôi trồng thủy sản thì công nghệ giám sát, quản lý môi trường vùng nuôi tự động là một trong những hướng đi được tập trung nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, kinh phí để đầu tư ban đầu cho công nghệ là khá lớn khiến các hộ nuôi trồng thủy sản chưa mạnh dạn đầu tư.

Với mục đích hỗ trợ người nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ giám sát, quản lý môi trường vùng nuôi tự động, năm 2023, từ nguồn kinh phí sự nghiệp, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình “Thử nghiệm ao nuôi tôm thẻ thông minh ứng dụng công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo trong giám sát và tương tác tự động”. Mô hình được thực hiện với quy mô 0,3 ha cho tại xã Điền Hương (huyện Phong Điền), thời gian thực hiện từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2023.

Để thực hiện mô hình này, Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ cho hộ thực hiện một hệ thống tủ điều khiển các thiết bị + tủ điện nguồn (IP67), một bộ đọc cảm biến ORP + cảm biến đo ORP, một bộ đọc cảm biến pH, oxy + cảm biến đo pH, oxy; một sim dịch vụ 4G (một năm); một hệ thống phần mềm kết nối trung tâm (App, Gatewa...).

Hộ dân được chọn thực hiện mô hình đối ứng kinh phí để mua thiết bị vệ sinh cảm biến và chi trả chi phí vận chuyển, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng. Hệ thống quan trắc tự động đã được lắp đặt, bàn giao để đưa vào sử dụng vào ngày 28/8/2023. Giống tôm thẻ, thức ăn, hóa chất để thực hiện mô hình nuôi tôm công nghệ cao này do người dân tự đối ứng 100%.

Ông Hoàng Xuân Thành, Trung tâm Khuyến nông tỉnh thông tin, sau 6 tháng thực hiện mô hình, hệ thống quan trắc tự động đã được lắp đặt hoàn chỉnh và vận hành hiệu quả. Hệ thống này giúp quan trắc tự động các chỉ số môi trường như: DO (oxy hòa tan), pH, t0, ORP (chỉ số oxy hóa khử) của ao nuôi. Các chỉ số quan trắc có thể được theo dõi thông qua trang web trên máy tính và trên ứng dụng trên điện thoại, giúp người nuôi có thể thuận tiện trong việc quản lý các yếu tố môi trường từ xa. Từ đó có thể phát hiện sớm sự thay đổi bất lợi các yếu tố môi trường và đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời giúp tôm nuôi sinh trưởng và phát triển tốt. Kết quả nuôi tôm thẻ, tỷ lệ sống 65%, trọng lượng bình quân 50 con/kg, sản lượng 3.900kg, năng suất bình quân ước đạt 13 tấn/ha, đạt và vượt yêu cầu mô hình đề ra.

Để phát triển và nhân rộng mô hình, thời gian tới cần tiếp tục nâng cấp các tính năng ứng dụng để có thể cảnh báo và đưa ra các điều chỉnh kịp thời khi các yếu tố môi trường vượt ngưỡng, tăng thêm các chỉ tiêu quan trắc, nhất là các chỉ tiêu về khí độc. Đồng thời, tiếp tục có chính sách hỗ trợ cho người nuôi có nhu cầu phát triển các hệ thống quan trắc tự động ứng dụng công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo trong giám sát và tương tác tự động. Các hộ thực hiện mô hình cần tích cực hơn trong việc đầu tư và tranh thủ các nguồn lực để ứng dụng công nghệ cao vào nuôi trồng thủy sản đáp ứng trước yêu cầu mới.

Bài, ảnh: Thành Xuân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
ASEAN ra mắt hướng dẫn quản lý AI

Ngày 2/2, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AI) đã công bố khuôn khổ quản trị trí tuệ nhân tạo (AI). Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng các nước thành viên đang ở “các giai đoạn phát triển kỹ thuật số khác nhau” và điều này có thể đặt ra thách thức.

ASEAN ra mắt hướng dẫn quản lý AI

TIN MỚI

Return to top